Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Lịch sử 7 Chân trời bài 1: Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Đế quốc La Mã bị sụp đổ vào năm 476 như thế nào?

Câu 2: Người Giéc-man có nguồn gốc từ đâu?

Câu 3: Lí do bộ tộc người Giéc-man xâm chiếm được đế quốc La Mã là gì?

Câu 4: Sau khi xâm chiếm đế quốc La Mã người Giéc-man đã thành lập những vương quốc nào? Trong các vương quốc đó vương quốc nào tồn tại lâu dài và có vai trò quan trọng đối với Tây Âu thời trung đại?

Câu 5: Quá trình phong kiến hóa của Vương quốc Phơ-răng gắn với sự hình thành của hai giai cấp mới nào? Nêu sự hình thành của hai giai cấp đó.


Câu 1: 

- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh của nô lệ chống lại chủ nô La Mã diễn ra, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Xpác-ta-cút năm 73 TCN.

- Cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cút đã làm tình trạng sản xuất của La Mã sút kém, xã hội ngày càng rối ren, chế độ chiếm nô La Mã bị lung lay tận gốc.

- Nhân cơ hội đó, cuối thế kỉ V, một bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống chiếm đế quốc La Mã. Đế quốc La Mã oai hùng một thời bị sụp đổ vào năm 476. Thời cổ đại và chế độ chiếm nô La Mã đến đây kết thúc.

Câu 2:

- Nguồn gốc của người Giéc-man:

+ Các bộ tộc người Giéc-man có nguồn gốc từ Bắc Âu, đến sinh sống ở ngoài cương giới của đế quốc La Mã, thường liên minh với nhau để xâm chiếm đất đai của người La Mã. 

+ Trước đó, họ đang trong thời kì nguyên thủy nên người La Mã gọi họ là “man tộc”

Câu 3: 

Lí do bộ tộc người Giéc-man xâm chiếm được đế quốc La Mã là:

- Từ thế kỉ III, do sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị và những cuộc khởi nghĩa của nô lệ, nông dân và dân nghèo làm cho đế quốc La Mã ngày càng rối ren, không đủ sức ngăn ngừa cuộc tấn công của người “man tộc”.

- Đến nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm lãnh thổ, đưa đến sự diệt vong của đế quốc La Mã năm 476.

Câu 4: 

- Sau khi xâm chiếm đế quốc La Mã rộng lớn làm cho đế quốc La Mã bị diệt vong, người Giéc-man đã thành lập nhiều vương quốc mới như: Vương quốc của người Ăng-glỗ Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Tây Gốt, Vương quốc Đông Gốt,...

- Trong đó, Vương quốc Phơ-răng qua các cuộc chiến tranh chinh phục của hoàng để Sác-lơ-ma-nhơ đã trở thành đế quốc rộng lớn, tồn tại lâu dài và giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Tây Âu thời trung đại.

Câu 5: 

- Quá trình phong kiến hóa diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc ở Vương quốc Phơ-răng với sự hình thành của các giai cấp mới: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Sự hình thành của hai giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô

+ Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những quý tộc thị tộc người Giéc-man được phong tước vị, chiếm được nhiều ruộng đất của chủ nô La Mã. Và những quý tộc quy phục chính quyền mới được giữ lại ruộng đất.

+ Nông nô được hình thành từ những nô lệ được giải phóng và nông dân tự do mất ruộng đất phải phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác