Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chữ viết chính của Ấn Độ thời phong kiến là gì? Giới thiệu về chữ viết của Ấn Độ thời phong kiến.

Câu 2: Ngày nay chữ viết của Ấn Độ thay đổi như thế nào?

Câu 3: Em có nhận xét gì về nền văn học của Ấn Độ thời phong kiến?

Câu 4: Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của văn học Ấn Độ thời phong kiến?

Câu 5: Tôn giáo ảnh hưởng đến kiến trúc và điêu khăc của Ấn Độ thời phong kiến như thế nào?


Câu 1: 

- Chữ viết chính của Ấn Độ là chữ Phạn.

- Chữ Phạn có từ thời cổ đại đã đạt đến mức hoàn thiện, được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học. Chữ Phạn cũng trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác như Hin-đi, Đê-va-na-ga-ri…

Câu 2: 

- Ngày nay Ấn Dộ có 22 ngôn ngữ được công nhận đồng chính thức, trong đó có tiếng Hin-đi, với hệ thống chữ viết Đê-va-na-ga-ri.

- Ngôn ngữ chính thức thứ hai là tiếng Anh.

Câu 3: 

+ Văn học Ấn Độ hết sức phong phú, đa dạng. Đó là nền văn học Hin-du phát triển với các thể loại: thơ ca lịch sử, kịch thơ, truyện thần thoại,... 

+ Nội dung của văn học ca ngợi tình yêu đôi lứa, chống lại sự phân biệt đẳng cấp trong chừng mực nhất định. 

Câu 4: 

Một số tác phẩm nổi tiếng của văn học Ấn Độ thời phong kiến:

- Khúc bi ca “Sứ mây” của tác giả Ca-li-đa-xa

- Vở kịch Sơ-cun-tơ-la của tác giả Ca-li-đa-xa

Câu 5: 

Tôn giáo ảnh hưởng đến kiến trúc và điêu khăc của Ấn Độ thời phong kiến: tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng…đều chịu ảnh hưởng của tôn giáo.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác