Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã làm gì?
Câu 2: Nền kinh tế của các vương quốc Chăm-pa và Đại Việt có điểm gì giống nhau?
Câu 3: Trình bày những diễn biến chính về kinh tế, văn hóa của vùng đất phía nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
Câu 4: Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị như thế nào?
Câu 5: Hãy nêu những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
Câu 1:
Trong quá trình cai quản vùng đất Phù Nam cũ, triều đình Ăng-co của Cam-pu-chia đã gặp nhiều khó khăn, hầu như không quản lí được. Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam. Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm, do đó càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
Câu 2:
Chăm-pa và Đại Việt thuộc lãnh thổ Việt Nam hiện nay. Ở Chăm-pa và Đại Việt có điều kiện thuận lợi trồng cây lúa nước (có nhiều dòng sông lớn cung cấp nguồn nước dồi dào; có đồng bằng phù sa màu mỡ; khí hậu nóng ẩm…) nên kinh tế chính là nông nghiệp trồng lúa nước
Câu 3:
- Kinh tế:
- Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nghề chính nuôi sống người dân
- Nhờ kĩ thuật đóng thuyền, nghề đánh cá phát triển
- Một số nghề thủ công vẫn được duy trì và phát triển như làm gốm, dệt vải, đóng thuyền…
- Thương nghiệp: buôn bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài
- Văn hóa:
- Nhiều phong tục độc đáo thể hiện sự hòa nhập giữa tín ngưỡng truyền thống của người Việt với tín ngưỡng của người Chăm xuất hiện
- Nhiều đền tháp Chăm trở thành nơi thờ cúng chung của cả người việt và người Chăm.
Câu 4:
Vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI có tình hình chính trị:
- Việc cai trị vùng đất Nam Bộ phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.
- Từ khoảng cuối thế kỉ XIV, Chân Lạp phải lo đối phó với các cuộc tấn công của quân Xiêm nên càng không có khả năng kiểm soát trực tiếp vùng đất Nam Bộ.
Câu 5:
Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.
- Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa.
- Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..
- Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...
Bình luận