Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí từ TK XV đến TK XVI

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV đã tác động đến lĩnh vực giao thông và tri thức con người như thế nào?

Câu 2: Năm 1487 là cuộc phát kiến địa lí nào trên thế giới?

Câu 3: Trình bày các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (thế kỉ XV – XVI)?

Câu 4: Theo em, trong các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu thì hai nước nào đi đầu trong việc khám phá những vùng đất mới?

Câu 5: Những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu?


Câu 1: 

- Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV đã tác động đến lĩnh vực giao thông và tri thức con người:

+ Các cuộc phát kiến địa lí đã giúp con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. 

+ Nó giúp con người mở ra con đường mới, thị trường mới, vùng đất mới, dân tộc mới. Từ đó, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, 

+ Nó chấm dứt thời kì cách biệt Đông – Tây, mở ra giai đoạn mới trong giao lưu quốc tế giữa các quốc gia và các nền văn minh, văn hóa khác nhau. 

+ Phát kiến địa lí đã đáp ứng được yêu cầu khách quan đặt ra cho nó. Góp phần đem lại cho các triều đình và thương nhân châu Âu những hàng hóa, nguyên liệu vô cùng quý giá, nhiều vàng bạc, châu báu, thúc đẩy công thương nghiệp châu Âu phát triển. 

+ Phát kiến địa lí đã làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và mở ra thời kì xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa ở châu Phi, Mỹ La-tinh, châu Á, mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân. 

+ Gồm đội quân lao động làm thuê cho chủ tư bản. 

+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời. Sau này, họ bị giai cấp tư sản bóc lột, họ lại đấu tranh chống lại giai cấp tư sản.

Câu 2:

Năm 1487 là cuộc phát kiến địa lí của một hiệp sĩ hoàng gia người Bồ Đào Nha:

- B. Đi-a-xơ, một hiệp sĩ hoàng gia người Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm bị gặp bão. 

- Cơn bão đã thổi bật họ xuống phía nam và bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi. 

- Ban đầu ông đặt tên cho vùng đất này là mũi Bão Táp, sau đó đổi thành mũi Hảo Vọng.

Câu 3: 

Thời gian  

Các cuộc phát kiến địa lí

1487

- B. Đi-a-xơ, một hiệp sĩ hoàng gia người Bồ Đào Nha đã dẫn đầu đoàn thám hiểm bị gặp bão. 

- Cơn bão đã thổi bật họ xuống phía nam và bất ngờ đi tới mũi cực Nam châu Phi. 

- Ban đầu ông đặt tên cho vùng đất này là mũi Bão Táp, sau đó đổi thành mũi Hảo Vọng.

Tháng 8-1492

- C. Cô-lôm-bô đã dẫn đoàn thủy thủ từ Tây Ban Nha đi về hướng tây, vượt qua Đại Tây Dương. 

- Ông đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê, nhưng ông tưởng là miền Đông Ấn Độ. 

- Ông là người đầu tiên tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ. 

Tháng 7-1497

- Đoàn thám hiểm của Va-xcô đơ Ga-ma gồm 4 chiếc tàu với 160 thủy thủ rời cảng Li-xbon (Bồ Đào Nha), cũng vòng qua điểm cực Nam châu Phi và cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ vào năm 1498. 

- Ông đã phát hiện ra tuyến đường biển sang Ấn Độ. 

1519

Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm từ Tây Ban Nha, đi về phía tây, ông đã hoàn thành chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1521

 Câu 4: 

Trong các cuộc phát kiến địa lí lớn ở Tây Âu thì Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là hai nước đi đầu trong quá trình tìm kiếm những vùng đất mới.

Câu 5: 

Những nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ở Tây Âu:

+ Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. 

+ Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm, cần phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu. 

+ Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải nhanh chóng tìm được những con đường mới, chủ yếu là đường biển, để giải quyết những khó khăn đó. 

+ Lúc này, khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng như kĩ thuật mới trong đóng tàu, la bàn, hải đồ,... 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác