Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400 - 1407)

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Trình bày sự thành lập của nhà Hồ?

Câu 2: Em biết gì về Hồ Quý Ly?

Câu 3: Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế-tài chính như thế nào?

Câu 4: Nhà Minh lấy cớ gì khi đem quân sang xâm lược Đại Ngu?

Câu 5: Em hãy nêu nội dung của cải cách Hồ Quý Ly?


Câu 1: 

Hoàn cảnh thành lập nhà Hồ:

- Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu và không còn đủ khả năng quản lí đất nước: 

+ Tầng lớp quý tộc có xu hướng ăn chơi, hưởng lạc. 

+ Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, làm thủy lợi. Đói kém, mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho nhân dân bất bình. 

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều nơi, tiêu biểu là khởi nghĩa của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Hà Nội. 

- Nhân cơ hội đó, những cuộc tấn công của Chăm-pa ra Thăng Long càng làm cho triều Trần thêm rệu rã. 

- Trong bối cảnh đó, Hồ Quý Ly dần thâu tóm quyền lực. Năm 1397, ông ép vua Trần dời đô vào Thanh Hóa. 

- Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu (niềm vui lớn). 

Câu 2: 

Hồ Quý Ly là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông đã sinh được hai vị vua cho nhà Trần. Nhờ đó ông vua được vua Trần trọng dụng và nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

Câu 3: 

Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế-tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Hạn chế số lượng ruộng đất của quý tộc.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

Câu 4: 

Nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, cuối năm 1406, nhà Minh huy động lực lượng lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy tiến sang xâm lược Đại Ngu.

Câu 5: 

- Hồ Quý Ly đã có những cải cách: 

  • Về chính trị, quân sự: 

+ Củng cố chế độ quân chủ tập quyền: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương,... đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phương, thống nhất việc quản lý từ trên xuống. 

+ Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội). 

+ Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,... 

+ Cho làm lại sổ định để tăng số quân. 

  • Về kinh tế, xã hội: 

+ Tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng đất. 

+ Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Năm 1396, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy Thông bảo hội sao, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Việc làm này nhằm hai mục đích: tạo phương tiện chi trả và thu gom kim loại để đúc súng. 

+ Đặt ra chính sách hạn điền. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thử dân, đều bị hạn chế số ruộng tư. 

+ Thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. 

+ Ban hành chính sách hạn nô. Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô, hạn chế nô 

tì của các điền trang. 

  • Về văn hóa, giáo dục: 

+ Sửa đổi chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, ông mở khoa thi 

Hội (Thái học sinh) lấy đỗ 20 người, trong đó có Nguyễn Trãi. 

+ Mở rộng hệ thống giáo dục ở địa phương, đặt các học quan, cấp học điền. 

+ Khuyến khích học chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương. 


Bình luận

Giải bài tập những môn khác