Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử 7 cánh diều bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009 - 1225)
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Hãy trình bày sự thành lập của nhà Lý?
Câu 2: Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?
Câu 3: Đánh giá sự kiện nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La?
Câu 4: Nhà Lý thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại như thế nào?
Câu 5: Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục như thế nào?
Câu 1:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi. Cuối năm 1009, nhà Tiền Lê suy vong, Lý Công Uẩn được các nhà sư và các đại thần tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định dời đô về Đại La (Hà Nội), đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi lại tên nước thành Đại Việt, khẳng định thêm một bước sự vươn lên của đất nước. Đại Việt trở thành quốc hiệu của nước ta suốt từ dây cho đến cuối thế kỉ XVIII.
- Vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các đại thần, các quan văn, vô.
- Triều đình trung ương được tổ chức khá hoàn chỉnh, cả nước được chia thành 24 lộ. Dưới lộ phủ là huyện, hương, xã.
Câu 2:
Để đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhận định: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc.
Câu 3:
- Sự kiện nhà Lý dời Đô từ Hoa Lư ra Đại La:
Thể hiện sự sáng suốt của một vị vua đầu tiên của triều Lý.
- Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước.
- Thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
Câu 4:
– Đối nội: Thực hiện chính sách đối nội vừa mềm dẻo, vừa khôn khéo.
+ Thực hiện chính sách đoàn kết các tộc người trên đất nước ta.
+ Kiên quyết trấn áp những thế lực có mưu đồ tách khỏi Đại Việt.
– Đối ngoại:
+ Quan hệ hòa hiếu với nhà Tống.
+ Dẹp tan các cuộc tấn công của Chăm-pa, đưa quan hệ giữa Đại Việt với Chăm-pa trở lại bình thường.
Câu 5:
- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình.
- Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.
- Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại.
Bình luận