Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 10 CD bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân biệt các loại cơ cấu kinh tế? 

Câu 2: Phân biệt sự khác nhau giữa GDP và GNI? 

Câu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành kinh tế? 

Câu 4: Chất lượng cuộc sống là gì? 


Câu 1: 

 

Cơ cấu kinh tế theo ngành

Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Cơ cấu theo lãnh thổ

Thành phần

- Là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

- Các ngành gồm. Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ

- Bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau. khu vực kinh tế trong nước (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có thể), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Bao gồm các bộ phận lãnh thổ kinh te (vùng kinh tế, tiểu vùng kinh tế) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Ý nghĩa

Phản ánh tính chất và trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.

Ví dụ. Nếu tỉ trọng của từng làm, ngư nghiệp cao công nghiệp - xây dựng sử dịch vụ thấp, thì đó là nước nông nghiệp và trung đ phát triển chưa cao

Cho biết sự tồn tại các hình thức sở hữu, phản ảnh sở hữu kinh tế và loại hình nền kinh tế (bao ca thị trường hội nhập).

Ví dụ. Nếu trong cơ cấu GDP chung, tỉ trọng của thành phần kinh tế ngoài thì nước chiếm ưu thế, thì đó là tiên kinh tế thị trường, tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu từ nên ngoài cao biểu hiện sự hội nhập quốc tế sâu rộng của hen kinh tế đoạn

Phản ánh trình độ phân công lao động theo lãnh thổ và sự phân hóa các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, lịch sử của các lãnh thổ.

Ví dụ: Trong cơ cấu lãnh thổ của một quốc gia có nhiều vùng kinh tế với chuyển môn hóa sau thị trình độ phân công lao động ở quốc gia đó tương đối cao và có sự phân bởi rõ các điều kiện phát triển lãnh thổ,…

 

Câu 2: 

Sự khác nhau giữa GDP và GNI:

- GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư, vốn, lao động...) giữa một nước với nhiều nước khác. Những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.

- Các nước phát triển thường có GNI lớn hơn GDP do đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn nhận đầu tư vào trong nước.

- Các nước đang phát triển thường có GDP lớn hơn GNI do đầu tư ra nước ngoài ít, nhận nhiều đầu tư từ nước ngoài.

Câu 3: 

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành cơ cấu kinh tế

* Nhóm nhân tố trong nước (bên trong)

- Thị trường và nhu cầu tiêu dùng trong nước là nhân tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến phân công lao động xã hội cũng như đến quy mô, ủ trọng của các ngành (lĩnh vực) trong cơ cấu nền kinh tế.

- Trình độ phát triển của sức sản xuất góp phần phá vỡ thế cân đối cũ để tạo - nên cơ cấu kinh tế mới với sự thay đổi về tương quan giữa các bộ phận hợp thành, nhằm thích hợp với yêu cầu của đất nước trong thời kì đổi mới.

- Nguồn lực trong nước là tiền đề vật chất để hình thành cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực này chỉ được phát huy mạnh mẽ thông qua sự tác động của một số nhân tố khác.

- Đường lối, chính sách của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể có vai » quan trọng hàng đầu đối với việc hình thành cơ cấu kinh tế. trò

* Nhóm nhân tố ngoài nước (bên ngoài)

- Xu thế chính trị của khu vực và thế giới ảnh hưởng nhiều tới việc hình thành cơ cấu kinh tế ở mỗi quốc gia. Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Vì vậy, những biến động về chính trị ít nhiều sẽ dẫn đến những thay đổi về kinh tế.

- Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo nên thế phát triển đan xen, hợp sản xuấkhu vực b tác và cạnh tranh trong tác và cạnh tranh trong sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Điều đó dĩ nhiên có tác động đến cơ cấu kinh tế của từng quốc gia.

 - Các tiến bộ về khoa học – công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin cũng có ảnh hưởng nhất định, góp phần thúc đẩy cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển.

Câu 4: 

Khái niệm chất lượng cuộc sống

- Chất lượng cuộc sống được thể hiện qua hàng loạt đòi hỏi về vật chất, tinh thần của con người trong xã hội nhằm thỏa mãn tới mức cao nhất những nhu cầu của cuộc sống.

- Khái niệm chất lượng cuộc sống thay đổi, phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của lịch sử, vào quan niệm văn hóa – xã hội và truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

- Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống, người ta thường nói về việc ăn ở, đi lại, học tập, giải trí, việc làm, các dịch vụ y tế, xã hội,...

- Chất lượng cuộc sống của mỗi thành viên trong xã hội có mối quan hệ mật thiết với trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Liên hiệp quốc đã đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI) để đánh giá mức độ phát triển của mỗi quốc gia.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác