Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 CD bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Cơ cấu kinh tế là gì?
Câu 2: Phân loại cơ cấu kinh tế là gì?
Câu 3: Tổng sản phẩm trong nước là gì?
Câu 4: Tổng thu nhập quốc gia là gì?
Câu 1:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hệ thống kinh tế, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục nền kinh lại cái tiêu xác định của nền kinh tế.
Câu 2:
Các loại cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế:
+ Khu vực I: Nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Khu vực II: Công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực III: Dịch vụ.
– Cơ cấu thành phần kinh tế: là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần - kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực.... hợp thành nền kinh tế.
– Cơ cấu lãnh thổ kinh tế: bố trí sản xuất theo không gian.
Câu 3:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
+ Là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối dùng được sản xuất ra bên trong lãnh thổ một nước, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài tạo ra.
+ GDP thể hiện số lượng nguồn của cải được tạo ra bên trong một quốc gia, sự phồn thịnh hay khả năng phát triển kinh tế. GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, trình độ phát triển và mức sống của con người.
Câu 4:
Tổng thu nhập quốc gia (GNI)
+ Là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối dùng do công dân một nước tạo ra, trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), không phân biệt họ cư trú ở lãnh thổ nào (kể cả ở trong nước và ở nước ngoài). Như vậy, GNI bằng GDP cộng với các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài, trừ đi các khoản thu nhập chuyển trả cho nước ngoài.
+ GNI là thước đo tổng hợp nhất của nền kinh tế, chỉ rõ chủ sở hữu và hưởng thụ nguồn của cải làm ra. GN1 thường được sử dụng trong xem xét đầu tư nước ngoài của một nước. Nhìn chung, những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn là đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI.
Bình luận