Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Địa lí 10 CD bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Quy luật địa đới là gì?
Câu 2: Nêu nguyên nhân hình thành quy luật địa đới?
Câu 3: Nêu một số biểu hiện của quy luật địa đới?
Câu 4: Quy luật phi địa đới là gì?
Câu 5: Nêu nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới?
Câu 6: Nêu một số biểu hiện của quy luật phi địa đới?
Câu 1:
Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo về hai cực).
Câu 2:
Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới: do dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
+ Dạng hình cầu của Trái Đất làm cho góc chiếu của tia sáng mặt trời đến xa) thay bề mặt đất (góc nhập xạ) thay đổi từ Xích ay đổi từ Xích đạo về hai cực, do đó lượng bức xạ mặt trời cũng thay đổi theo.
+ Bức xạ mặt trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Vì thế, sự phân bố theo đới của lượng bức xạ mặt trời đã tạo ra quy luật địa đới của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.
Câu 3:
Biểu hiện của quy luật địa đới:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất.
Từ Bắc cực đến Nam cực có bảy vòng đai nhiệt.
Vòng đai nóng nằm giữa hai đường đẳng nhiệt năm +20°C của hai bán cầu (khoảng giữa hai vĩ tuyến 30B và 30N).
- Hai vòng đai ôn hòa ở hai bán cầu nằm giữa các đường đẳng nhiệt năm +20"C và đường đẳng nhiệt +10'C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai lạnh ở các vĩ độ cận cực của hai bán cầu, nằm giữa đường đẳng nhiệt +10C và 0°C của tháng nóng nhất.
- Hai vòng đai băng giá vĩnh cửu bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm đều dưới 0C.
Câu 4:
Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.
Câu 5:
Nguyên nhân hình thành quy luật phi địa đới: Các quá trình nội lực đã tạo ra lục địa, đại dương và các địa hình núi cao. Các thành phần tự nhiên ở bờ Đông, bờ Tây lục địa, ở các độ cao núi khác nhau có những đặc điểm không giống nhau.
Câu 6:
- Biểu hiện của quy luật
+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): Quy luật địa ô là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ. Sự phân bố lục địa và đại dương làm cho khí hậu và kéo theo một số thành phần tự nhiên (nhất là thảm thực vật) thay đổi từ đông sang tây. Gần biển có tính chất đại dương rõ rệt, càng vào sâu trung tâm lục địa tính chất lục địa càng tăng.
+ Theo đại cao (quy luật đại cao): Quy luật đại cao là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình. Sự thay đổi nhiệt ẩm theo độ cao ở miền núi kéo theo sự phân bố các ành đai thực vật và nhóm đất theo độ cao địa hình.
Bình luận