Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ:“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”?

Câu 2. Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ:“Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”? 


Có người hiểu là không có Có người hiểu ngược lại, là “có”. Sự thực, đầu chỉ mang nghĩa “không có trong trường hợp đâu gắn với câu phủ định, được nói ra nhằm bác bỏ một sự khẳng định xuất hiện trước đó. Ví dụ, để bác bỏ nội dung khẳng định ở câu Nó có đến đây lúc sáng thì người ta có thể nói: Tôi đâu có thấy. Còn trong câu thơ của Huy Cận, từ đâu cho biết sự hiện diện của sự vật, đối tượng, dù đó là sự hiện diện gây nghi hoặc, băn khoăn (tương tự đâu trong các câu thơ như “Người đâu gặp gỡ làm chi” – Truyện Kiều, Nguyễn Du; “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” – Thu vịnh, Nguyễn Khuyến). Có thể xác định: đâu trong “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều, là “đâu đây” - một đại từ xác nhận sự tồn tại của tiếng chợ chiều ở làng xa nhưng không chỉ rõ được phương vị của nó, thể hiện trạng thái thả lỏng tâm trí để cảm nhận thấu triệt khía cạnh tinh thần của không gian sông nước trong buổi chiều tà.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác