Bạn hãy giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện kể mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Đọc đề bài dưới đây.
Đề bài: Bạn hãy giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện kể mà bạn đã chọn để viết bài phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Bạn hãy:
a. Tìm ý cho bài nói bằng cách dựa vào bài nghị luận đã viết để xác định những ý cần nhấn mạnh và những ý có thể lược bỏ.
b. Lập dàn ý cho bài nói bằng cách sử dụng Phiếu giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (bài 1, tr.30)
c. Tự luyện tập và trình bày bài nói theo dàn ý đã chuẩn bị. Sau đó, sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể thông qua phần luyện tập.
d. Lập danh sách các câu hỏi và những phản hồi mà bạn dự kiến người nghe sẽ đưa ra để chuẩn bị nội dung trao đổi.
Gợi ý:
a. Bạn nên tìm ý cho bài nói bằng cách dựa vào bài nghị luận đã viết để xác định những ý cần nhấn mạnh và những ý có thể lược bỏ.
b. Bạn có thể lập dàn ý cho bài nói bằng cách thực hiện các bước sau: – Bước 1: Xem lại danh mục các ý cần nhấn mạnh lấy ra từ bài viết và chỉnh sửa diễn đạt nếu cần.
– Bước 2: Điền vào Phiếu giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể (SGK, Ngữ văn 10, tập một, tr.30).c. Xem lại phần hướng dẫn trình bày bài nói (SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.31) và sử dụng bảng kiểm (SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.31) để tự đánh giá kĩ năng giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
Khi luyện tập, cần lưu ý chuẩn bị trước những câu chào hỏi và cảm ơn sau khi trình bày. Cân nhắc sử dụng một số phương tiện phi ngôn ngữ để tăng hiệu quả biểu đạt như: hình ảnh minh hoạ, sơ đồ, đoạn clip,... Bạn nên tham khảo những mẫu câu gợi ý dùng cho bài nói (SGK Ngữ văn 10, tập một, tr.31) để phần trình bày được ngắn gọn, mạch lạc.
d. Nếu bạn chọn giới thiệu, đánh giá về tác phẩm Sọ Dừa, người nghe có thể nêu những câu hỏi sau:
– Truyện "Sọ Dừa” có gì đặc sắc so với các truyện cổ tích có kiểu nhân vật người đội lốt vật?
– Các chi tiết kì ảo có vai trò gì trong việc tạo nên giá trị về hình thức cho tác phẩm?
– Bạn có yêu thích nhân vật Sọ Dừa không? Vì sao?
– Bạn rút ra cho mình bài học gì từ tác phẩm?
– Nếu được kể lại câu chuyện Sọ Dừa, bạn sẽ thay đổi chi tiết nào? Vì sao?
Bạn nên lưu ý những điều sau về việc trả lời câu hỏi của người nghe:
– Bạn cần phác thảo câu trả lời ngắn gọn nhưng tương đối cụ thể cho các câu hỏi liên quan đến bài nói của mình.
- Về nội dung các câu trả lời, bạn lưu ý cần phân loại câu hỏi để có phương án trả lời sao cho phù hợp.
+ Đối với những câu hỏi về những gì bạn đã trình bày, bạn chỉ cần nhắc lại ngắn gọn nội dung và nhấn mạnh thêm những gì quan trọng
+ Đối với những câu hỏi hoi xa vấn đề, ít liên quan đến tác phẩm, bạn nên trả lời ngắn gọn, lịch sự, nhiệt thành, có thể chọn một khía cạnh của câu hỏi có liên quan đến vấn đề để trả lời nhằm thoả mãn phần nào thắc mắc của người hỏi.
Bình luận