Bài tập mở rộng
Bài tập mở rộng
Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới:
CHIẾU CẦU HIỀN TÀI - Nguyễn Trãi
Trẫm nghĩ: Được thịnh trị tất ở việc cử hiền, được hiển tài tất do sự tiến cử. Bởi thế người làm vua thiên hạ phải lấy đó làm việc trước tiên. Ngày xưa lúc thịnh thời, hiển sĩ đầy triều nhường nhau địa vị, cho nên dưới không sót nhân tài, trên không bỏ công việc, mà thành đời thịnh trị vui tươi. Đến như các quan đời Hán Đường, ai là không suy nhượng kẻ hiền tài, cất nhắc lẫn nhau, như Tiêu Hà- tiến Tào Tham, Nguy Vô Tri tiến Trần Bình, Địch Nhân Kiệt tiến Trương Cửu Linh, Tiêu Tung tiến Hàn Hưu, tuy tài phẩm có cao thấp khác nhau, nhưng thảy đều được người để đảm đang nhiệm vụ.
Nay trẫm vàng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiển giúp việc mà chưa được người. Vậy hạ lệnh cho các văn võ đại thần, công hầu, đại phu, từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì trẩm sẽ tuỳ tài trao chức. Vả lại tiến hiển thì được thưởng ngày xưa vẫn thế.Nếu cả được người trung tài thì thăng chức hai bậc, nếu củ được người tài đức đều hơn người tột bậc, tất được trọng thưởng
Tuy nhiên, người tài ở đòi vốn không ít, mà cầu tài không phải chỉ một đường, hoặc người nào có tài kinh luân mà bị khuất ở hàng quan nhỏ, không ai tiến cử, cùng người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẩn ở hàng binh lính, nếu không tự mình đề đạt thì trẫm bởi đâu mà biết được! Từ nay về sau, các bậc quân tử, ai muốn đi với ta, đều cho tự tiến. Xưa kia Mao Toại thoát mũi dùi mà theo Bình Nguyễn Quân', Nịnh Thích gõ sừng trâu mà cảm ngộ Tề Hoàn Công” nào có câu nệ ở tiểu tiết đầu?
Chiếu này ban ra, phàm các quan liêu đều phải hết chức vụ, tiến cử hiền tài. Còn như những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đời hiếm nhân tài.
(Bản dịch của Đào Duy Anh, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập II,
Trung tâm Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)
1. Cho biết mục đích và đối tượng của bài chiếu
2. Phân tích bố cục của bài chiếu.
3. Ở mỗi luận điểm, tác giả đã đưa ra những lí lẽ và bằng chứng gì?
4. Những câu văn nào biểu lộ cảm xúc của nhân vật chủ thể trong bài chiếu Những câu văn ấy có tác dụng như thế nào đối với sức thuyết phục của bài chiếu?
5. Tác giả đã làm tăng hiệu quả thuyết phục của bài chiếu bằng cách nào?
6. Bài chiếu này so với Thư lại dụ Vương Thông có gì giống và khác nhau về mục đích viết, đối tượng hướng tới và giọng điệu nghị luận?
Đọc văn bản Thuật hứng, bài 24 dưới đây và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới:
Công danh đã được họp về nhàn,
Lành dữ âu chỉ thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống
Đìa thanh phát cỏ ương sen
Kho thu phong nguyệt' đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vay then.
Bui có một lòng trung lẫn hiếu,
( Mai chàng khuyết, nhuộm chúng ta
Mài chăng" khuyết, nhuộm chăng đen.
(Theo Nguyễn Trãi toàn tập lẫn biển, tập III, Trung tâm
Nghiên cứu quốc học, NXB Văn học, Hà Nội, 2000)
1. Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả qua bố cục của bài thơ.
2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong bài thơ? Biện pháp ấy đã mang lại hiệu quả thẩm mĩ như thế nào?
3. Bài thơ này và bài thơ Bảo kính cảnh giới, bài 43 có điểm gì tương đồng trong cách quan sát và miêu tả thiên nhiên không?
4. Hình ảnh nào trong bài thơ làm bạn cảm thấy thú vị nhất? Giải thích
5. Bạn cảm nhận được điều gì về con người Nguyễn Trãi qua bài thơ trên?
Đọc văn bản Chiếu cầu hiền tài dưới đây và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới:
Câu 1
Cần lưu ý, tác giả bài chiếu là Nguyễn Trãi nhưng chủ thể trong bài chiếu là vua Lê Thái Tổ (Vua sai Nguyễn Trãi thay mình viết bài chiếu để ban bố mệnh lệnh). Do mục đích muốn được nhiều người tài đức về giúp việc triều chính nên bài chiếu hướng tới đối tượng rộng rãi, bao gồm cả các quan trọng triều và toàn thể nhân dân.Câu 2
Câu 2
Bố cục bài chiếu cũng thể hiện hệ thống luận điểm trong bài chiếu Nguyên nhân viết bài chiếu: Đất nước muốn thịnh trị cần phải có người hiển tài giúp việc nước → cầu hiền tài, do đó, là việc hết sức quan trọng và cấp bách.
– Vì thế, trước hết, nhà vua yêu cầu các quan tiến cử hiền tài. – Bên cạnh đó, nhà vua kêu gọi những người tài khắp nơi, không phân biệt xuất thân tự mình đề cử.
- Cuối cùng, nhà vua bày tỏ lòng mong muốn tha thiết tìm được người tài giúp nước.
Câu 3
- Ở luận điểm thứ nhất, bài chiếu đưa ra lí lẽ: Đất nước thịnh trị là nhờ có nhiều hiền tài. Có được nhiều hiền tài là vì các quan trọng triều luôn quan tâm tiến cử những người tài giỏi.
Bằng chứng bài chiếu đã dẫn việc tiến cử hiền tài của các quan đời Hán,
đòi Đường
- Ở luận điểm thứ hai, bài chiếu đưa ra lí lẽ: Triều đình đang thiếu người tài giúp nước, vì thế trách nhiệm của các quan là phải tiến cử người tài; làm được điều này là có công với triều đình và có công thì sẽ được thưởng.
Bằng chứng bài chiếu dẫn ra các mức thưởng cụ thể cho những quan lại tiến cử được người tài giỏi.
Ở luận điểm thứ ba, bài chiếu đưa ra lí lẽ: Cầu hiền tài có nhiều cách, không chỉ nhờ tiến củ mà cá nhân còn có thể tự đề cử.
Bằng chứng: bài chiếu đã dẫn những nhân vật nổi tiếng ở thời Xuân thu, Chiến quốc đã tự tiến và làm nên sự nghiệp lớn để kích thích những kẻ sĩ ở khắp nơi.
- Ở luận điểm cuối cùng, lí lẽ cũng là bằng chứng: Nếu những người tài ẩn náu nơi thôn dã cứ “cầu nệ tiểu tiết”, sợ tự đề cử sẽ làm mất danh giá của mình, sẽ phụ lòng nhà vua và lỡ dịp cống hiến cho đất nước.
Câu 4
- Chỉ ra sức thuyết phục của những câu văn ấy. Gợi ý: Có thể dẫn một số câu sau:
“Nay trẫm vâng chịu trách nhiệm nặng nề, sớm khuya lo sợ, như gần vực sâu, chính vì cầu người hiền giúp việc mà chưa được người.”
– “những kẻ sĩ quê lậu ở xóm làng, cũng đừng lấy điều “đem ngọc bán rao” làm xấu hổ, mà để trẫm phải than đòi hiếm nhân tài.”
Những câu văn này cho thấy ý thức trách nhiệm đối với đất nước, lòng mong mỏi chí thiết, cũng như sự trân trọng của nhà vua đối với người hiền tài. Từ đó, nó làm bài chiếu tăng thêm sức mạnh thuyết phục, thôi thúc các quan tiến cử người tài và kích thích người tài tự đề cử.
Câu 5
Tác giả đã làm tăng hiệu quả của bài chiếu bằng những tác động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần đối với đối tượng.
- Về mặt vật chất: nêu ra mức thưởng cụ thể bằng việc thăng chức cho những người có công tiến cử.
- Về mặt tinh thần đề cập đến vận mệnh thịnh suy của đất nước tuỳ thuộc vào người hiền tài để nhắc nhỏ trách nhiệm đối với đất nước của mọi người và bày tỏ lòng mong chờ người hiển tài thiết tha của nhà vua để nhắc nhở trách nhiệm về đạo vua tôi.
Câu 6
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai văn bản đều có mục đích thuyết phục đối tượng (bài chiếu tuy là mệnh lệnh đối với các quan nhưng cũng nhằm mục đích thuyết phục người tài trong nhân dân tự đề cử).
+ Đối tượng của bài chiếu là các quan và nhân dân trong nước; đối tượng của bức thư là tướng giặc Minh.
+ Bài chiếu thuyết phục đối tượng thực hiện một hành động; bức thư thuyết phục đối tượng từ bỏ một hành động
+ Chiếu cầu hiền tài tuy về hình thức là mệnh lệnh nhưng có giọng điệu tâm tình, tha thiết; Thư lại dụ Vương Thông tuy về hình thức là bức thư nhưng có giọng điệu hùng biện, đanh thép.
* Đọc hiểu văn bản Thuật hứng, bài 24 và thực hiện các yêu cầu.
Đọc văn bản Thuật hứng, bài 24 dưới đây và thực hiện các yêu cầu nếu phía dưới:
Câu 1
Mạch cảm xúc của tác giả đi theo bố cục Để – Thực – Luận – Kết của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật
Hoàn cảnh sống hiện tại – Công việc hàng ngày nơi quê nhà – Cuộc sống đầy hứng thú giữa thiên nhiên tuổi đẹp – Tấm lòng trung hiếu không phai nhạt trong bất kì hoàn cảnh nào.
Câu 2
Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là ẩn dụ, dùng ở cặp câu luận và cặp câu kết.
Ở hai câu luận, gió, trăng khói sóng ráng chiều là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là kho báu vô tận mà nhà thơ tự do “thu”, “chở” một cách hào hứng và tự hào được sở hữu nó. Hai câu luận cho thấy tình yêu thiên nhiên sâu sắc, sự giàu có về mặt tinh thần và niềm lạc quan vui sống của nhà thơ.
Ẩn dụ trong hai câu kết cho thấy tấm lòng trung hiếu của nhà thơ rất kiên định, rắn như đá quý, đỏ như son, không gì có thể làm nó mòn mỏi, phai nhạt, biến đổi.
Câu 3
- Điểm tương đồng giữa hai bài thơ là cách miêu tả thiên nhiên sống động, thiên nhiên như có tâm hồn, tình cảm; thiên nhiên đến với con người, làm bạn bè thân thiết, làm đẹp, làm vui cho con người.
Câu 4
-Độc đáo và thú vị nhất là hình ảnh trong hai câu luận:
– Kho và thuyền thường dùng để chứa những của cải vật chất cụ thể. Kho và thuyền của nhà thơ lại dùng chứa gió, trăng, khói, ráng, những thứ trừu tượng, chỉ có thể nhìn thấy và cảm nhận, không thể nắm bắt; mà lại được thu chứa đầy ắp đến đội cả nóc kho, vẹo cả then thuyền.
- Những vẻ đẹp vô hình, trừu tượng của thiên nhiên được cụ thể hoá, trở nên gần gũi, có đường nét, hình khối, trọng lượng như có thể sờ mó, cầm nắm được qua trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ, khiến câu thơ vừa tươi vui, sinh động vừa hóm hỉnh
Câu 5
Qua bài thơ, con người Nguyễn Trãi hiện lên với phong cách tự do, phóng khoáng, tâm hồn phong phú, lạc quan, yêu cuộc sống và tràn đầy nghị lực.
Bình luận