Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:

Câu 1: Xác định điển tích, điển cố và nêu tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố trong các trường hợp sau:

a.

Trướng hùm mở giữa trung quân,

Từ Công sánh với phu nhân cùng ngồi .

Tiên nghiêm trống chửa dứt hồi

Điểm danh trước dẫn chực ngoài cửa viên.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b.

Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình dường dẽ run

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là [...]

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)


a. Điển tích điển cố: Trướng hùm mở giữa trung quân là thiết lập chỗ ngồi của chủ tướng tức như ghế chủ-tọa ở giữa trung quân. Trung quân là đạo quân đóng ở trung ương, nói thế để phân biệt với các đạo quân đóng ở.các phía tiền, bậu, tả, hữu, Trung quân thường là đạo quân chủ lực nêu chủ tướng thường lập: nơi bàn việc ở trung-quân.

b. "Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng/Tại ai há dám phụ lòng cố nhân", Thúy Kiều nhắc về điển cố Sâm Thương, diễn tả sự ly biệt mãi mãi, để khẳng định nàng và Thúc Sinh không có duyên vợ chồng. Thế nhưng nàng cũng hiểu rằng những nỗi đau khổ nàng phải gánh chịu, sự cách biệt của hai người không phải đến từ Thúc Sinh, cũng không phải là điều chàng mong muốn.


Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 5: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác