Trong văn bản “Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến”, tiếng cười của nhân vật thầy Nghêu được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động nào?
Câu hỏi 7: Trong văn bản “Huyện Trìa, Đề Hầu, thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến”, tiếng cười của nhân vật thầy Nghêu được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động nào?
- Sự vội vã “đi hầu bổ ngửa” của Nghêu, “chạy ướt hầu bổ sấp” của Huyện Trìa trong lúc “đêm tối tăm đàng xá (lại) khó đi”.
- Sự cuống quýt tìm chỗ trốn của Nghêu khi nghe tiếng Đề Hầu gõ cửa “(Thím ơi! Thím!) / Trốn chỗ nào khác chì cho min / (Chớ) Ra cửa cỏ thầy Đề đứng đó”; của Đề Hầu khi nghe tiếng Huyện Tria tới: “(Chui chao!) / Văn ngôn sắc biến! Sắc biến! / Thính thuyết hồn kinh! Hồn kinh!”.
- Hành động Nghêu từ gầm giường bò ra và ngôn ngữ vui mừng rối rít vì thoát tội “trảm quyết”: "Tâm khoái lạc! Tâm khoái lạc! / Thiện xử phân! Thiện xử phân!", "Chơn vi phụ mẫu chi dân! / (Chứ thầy Đề) / Chị thị dâm ô chi loại!" và tố cáo thầy Đề đang trốn trong thúng mơ "nói mới ức chớ", rồi “kết tội”: “Còn thầy Lại phạm gian / Thật ắt là tội chết!".
Bình luận