Trong tác phẩm “Thư lại dụ Vương Thông”, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý đồ của mình trong bức thư?
Câu 9: Trong tác phẩm “Thư lại dụ Vương Thông”, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào để làm nổi bật ý đồ của mình trong bức thư?
Trong tác phẩm, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ để làm nổi bật ý đồ của mình:
- So sánh và đối lập: Tác giả sử dụng các cặp từ đối lập như “mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy” để nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của tình hình và tầm quan trọng của việc nắm bắt thời cơ
- Ẩn dụ: Nguyễn Trãi dùng hình ảnh “thịt trên thớt, cá trong nồi” để ám chí tình cảnh hiểm nghèo và bất lực của Vương Thông và phe Ngô.
- Nghị luận: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là nghị luận, qua đó Nguyễn Trãi đưa ra các luận điểm và lí lẽ mạch lạc để thuyết phục Vương Thông.
- Sử dụng câu châm ngôn, tục ngữ: Như “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán trước”, giúp tăng cường tính thuyết phục và sâu sắc cho lời văn.
- Dùng lời lẽ mạnh mẽ, thách thức: Tác giả gọi Vương Thông và phe Ngô là “đám thất phu”, “hạng đàn bà”, không xứng đáng để bàn việc binh, qua đó thể hiện sự khinh bỉ và thách thức tinh thần chiến đấu của họ.
Xem toàn bộ: Soạn bài Thư lại dụ Vương Thông
Bình luận