Phong cảnh ở khổ thơ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?

Câu 2: Phong cảnh ở khổ thơ 2 có gì khác so với cảnh sông nước mà bạn từng biết? Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho thấy điều gì trong cảm quan của chủ thể trữ tình?


Ở khổ thơ thứ 2 gợi ra trước mắt người đọc là một bức tranh sông nước thôn Vĩ trong đêm trăng. Điểm nhìn của tác giả ở khổ thơ này đã được thay đổi khi đi từ ánh sáng của ban mai sang đêm tối. Cảnh sông nước trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là một cảnh sông nước đơn thuần như ta từng biết. Mà ở đó ta cảm nhận được cả tâm trạng của tác giả gửi gắm vào từng câu thơ. Sự vật được nhìn nhận không phải bằng cái nhìn thị giác mà bằng xúc giác, bằng mặc cảm chia lìa. Bởi vậy mà đọc khổ thơ, ta cảm nhận được sự cô đơn, lắng đọng, hiu quạnh, sự cách rời chia đôi ngả của phong cảnh sông nước nơi đây. Việc tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tài tình để miêu tả cảnh vật cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của tác phẩm.

Từ “kịp” trong câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ cho ta thấy được tâm trạng với nỗi lo âu, phấp phỏng, và sự khát khao níu giữ của nhân vật trữ tình. Nó thể hiện một niềm thiết tha được gắn bó đến mãnh liệt nhưng lại ẩn chứa cả trong đó là sự vô vọng.


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 chân trời Ôn tập bài 6: Trong thế giới của giấc mơ (P1)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác