Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.

Câu 6: Phân tích một số hình thức tổ chức ngôn ngữ đặc biệt trong bài thơ Tây Tiến.


- Phối hợp, hòa trộn nhiều sắc thái phong cách ngôn ngữ với những lớp từ vựng đặc trưng. Có ngôn ngữ trang trọng mang màu sắc cổ kính (đoàn binh, viễn xứ, biên cương, khúc độc hành,…); lại có ngôn ngữ thông tục, sinh động của tiếng nói hàng ngày (bỏ quên đời, cọp trêu người, không mọc tóc, chẳng tiếc đời xanh,…)

- Kết hợp từ độc đáo, mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới cho từ ngữ (nhớ chơi vơi, súng ngửi trời, hoa đong đưa, dáng kiều thơm,…)

- Sử dụng hệ thống các địa danh, vừa tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người lại vừa gợi được sự hấp dẫn xứ lạ phương xa

- Sử dụng thể hành với những câu thơ phối hợp đan xen thanh điệu bằng, trắc tạo nên giọng điệu thơ bi tráng

=> Những nét đặc sắc, tài hoa trong cách sử dụng ngôn ngữ của Quang Dũng đã khắc họa nỗi nhớ da diết của nhà thơ về người lính Tây Tiến hào hùng và hào hoa trên nền thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hiểm trở và thơ mộng.


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tập 1 Ôn tập bài 2: Những thế giới thơ (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác