Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau: a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đâu....

Câu 2: Đọc đoạn thơ 1 và thực hiện các yêu cầu sau: 

a. Nêu ấn tượng về trạng thái cảm xúc được tác giả thể hiện ở hai câu thơ mở đâu.

b. Cho biết hình dung của bạn về bức tranh thiên nhiên và con đường hành quân của đoàn binh Tây Tiến. 

c. Phân tích những hình ảnh thể hiện ấn tượng ban đầu của tác giả về đoàn quân Tây Tiến.

d. Nêu cảm nhận về nhạc điệu trong bốn câu thơ sau:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.


a. Nỗi nhớ Tây Bắc dâng trà, không gì có thể kiểm soát được nên đã cất lên thành tiếng gọi:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

b. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ tả sương núi dày đặc, dối núi hiểm trở và sự hoang sơ, bí hiểm của núi rừng. Cụ thể là:

- “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi“: Màn sương ở Sài Khao mênh mông, dày đặc có thể che kín cả một đoàn quân, trùm phủ núi rừng.

- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm – Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống“: Dốc núi quanh co, trùng điệp như vô tận, một bên vút lên cao ngất trời, một bên vụt đổ xuống vực sâu.

- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét – Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người“: Núi rừng miền Tây hoang sơ, bí hiểm bởi tiếng thác oai linh, tiếng cọp hú gầm. Sức mạnh thiên nhiên khủng khiếp ấy đã ngự trị nơi núi rừng miền Tây từ bao đời.

Vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ của thiên nhiên núi rừng miền Tây chủ yếu được thể hiện trong các câu thơ miêu tả hoa, mưa rừng, chiều sương,… Cụ thể là:

- “Mường Lát hoa về trong đêm hơi“: Hoa rừng tỏa hương, vương vấn trong đêm sương.

- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi“: Thung lũng mờ mịt, nhạt nhòa trong mưa.

c. Những ấn tượng ban đầu:

- Những người lính xuất thân từ Hà Nội, phần lớn là học sinh, sinh viên

- Tinh thần nỗ lực, vượt lên khó khăn gian khổ.

- Những người lính hào hoa, lãng mạn

d. Chính sự đa thanh, đa giọng điệu đã làm cho bài thơ có được một nhạc tính phong phú, trong đó sự trầm hùng là chủ đạo. Tây Tiến khi trắc trở, lúc dịu êm; khi chất ngất vút cao, lúc trữ tình tha thiết.

- Nhạc tính hùng tráng trong cuộc hành quân của người lính khi vượt qua đèo cao, vựa thẳm: "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời". Các thanh trắc đi liền nhau và chiếm số lượng lớn, các từ láy tạo hình kết hợp với thủ pháp đối lập đã vẽ ra một địa hình hiểm trở, dữ dội để người lính vượt qua đến "heo hút cồn mây" mà đưa khẩu súng "ngửi" cả trời xanh.

- Có lúc như để cân bằng, đồng thời chắp thêm đôi cánh cho hình tượng người lính lãng mạn, hào hoa, Quang Dũng tạo ra nhạc điệu dặt dìu, êm ái, lửng lơ bằng sự phối hợp nhiều thanh bằng (B) đi liền nhau trong một câu thơ nhằm tạo âm hưởng về sự thanh bình, mơ mộng. Đây là sự chiêm cảm hồn nhiên của người lính trước những cánh hoa nở về đêm trên đường hành quân: "Mường Lát hoa về trong đêm hơi". Câu thơ bảy tiếng mà đã có sáu tiếng thuộc thanh bằng, chỉ một tiếng là trắc, nhờ thế nhạc điệu của câu thơ là tiếng nhạc lòng ngân nga, vui sướng mà người lính sau một chặng đường hành quân mỏi mệt nay được ngắm một cánh hoa rừng xinh đẹp như thơ. Hay sự hào hứng, bình yên giữa một vùng mưa bay dịu nhẹ khi nhìn thấy thấp thoáng những mái nhà ở Pha Luông lúc người lính dừng chân: "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi".


Trắc nghiệm Ngữ văn 12 kết nối tập 1 Ôn tập bài 2: Những thế giới thơ (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác