Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ nào trong hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin?...

II. THANG NHIỆT ĐỘ - NHIỆT KẾ

Hoạt động: Hình 3.3 giới thiệu nhiệt độ của một số sự vật, hiện tượng, quá trình.

  1. Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ nào trong hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin?

  2. Nêu ý nghĩa của nhiệt độ không tuyệt đối.

  3. Hãy dựa vào bảng so sánh hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin  ở Hình 3.2 để chứng minh rằng: mỗi độ chia (1℃) trong thanh nhiệt độ Celsius có độ lớn bằng 1 độ chia (1K) trong thang nhiệt độ Kelvin.

  4. Chứng minh công thức chuyển nhiệt độ từ thang Celsius sang thang Kelvin và ngược lại:



1. Nhiệt độ không tuyệt đối là 0 K hoặc -273,15℃ là nhiệt độ thấp nhất trên lí thuyết và được các nhà khoa học xác định.

2. Ý nghĩa: nó cung cấp một phép đo tuyệt đối, không phụ thuộc vào bất kỳ đơn vị nhiệt độ nào. Nhiệt độ mà tại đó mọi phân tử ngừng chuyển động.

3. Nhìn vào thang nhiệt độ Celsius ta thấy: từ điểm đóng băng của nước là 0℃ đến điểm sôi của nước là 100℃ thì giả sử điểm đóng băng cách điểm sôi là 100-0=100. Từ điểm đóng băng 0℃ đến điểm không tuyệt đối là -273,15℃ thì khoảng cách giữa 2 điểm này là 273,15.

Nhìn vào thang nhiệt độ Kelvin ta thấy: từ điểm đóng băng của nước là 273,15K đến điểm sôi của nước là 373,15K thì giả sử điểm đóng băng cách điểm sôi là 373,15-273,15=100. Từ điểm đóng bằng 273,15 K đến điểm không tuyệt đối 0 K thì khoảng cách là 273,15.

Nhìn như vậy thì khoảng cách điểm đóng bằng của nước đến điểm sôi của nước và khoảng cách của điểm đóng băng đến độ không tuyệt tuyết  ở hai thang nhiệt độ Celsius và Kelvin là bằng nhau. Mà nhiệt độ không tuyệt đối là 0 k hoặc -273,15℃ nên ta có thể kết luận mỗi độ chia 1℃ trong thang nhiệt độ Celsius có độ lớn bằng 1 độ chia (1 K) trong thang nhiệt độ Kelvin.

Chuyển từ Celsius sang Kelvin: Định nghĩa: 0 °C tương ứng với 273,15 K. Vì mỗi độ chia (1 °C) trong thang nhiệt độ có độ lớn bằng 1 độ chia (1 K) trong thang nhiệt độ Kelvin, nên khi ta tăng nhiệt độ từ 0 °C lên 1 °C, nhiệt độ tương ứng trong thang Kelvin cũng tăng lên từ 273,15 K lên 273,16 K. Do đó, ta có công thức: t(°C) = T(K) - 273,15

4. Chuyển từ Kelvin sang Celsius: Ngược lại, khi ta giảm nhiệt độ từ 273,15 K xuống 0 K (nhiệt độ tuyệt đối), nhiệt độ tương ứng trong thang Celsius cũng giảm từ 0℃ xuống -273,15℃. Do đó, ta có công thức: T(K)=t(℃)+273,15.


Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ – nhiệt kế (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác