Hãy dựa trên những kiến thức đã học về cấu tạo chất để giải thích tại sao cùng một chất lại có thể tồn tại ở các thể khác nhau là rắn, lỏng, khí.

KHỞI ĐỘNG

Hãy dựa trên những kiến thức đã học về cấu tạo chất để giải thích tại sao cùng một chất lại có thể tồn tại ở các thể khác nhau là rắn, lỏng, khí.


Những kiến thức đã học về cấu tạo chất:

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

- Các phân tử chuyển động không ngừng.

- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Ta lấy ví dụ cho dễ hiểu như sau: Nước có ba trạng thái là rắn, lỏng, khí. 

Khi nhiệt độ < 0ºC thì nước sẽ tồn tại ở trạng thái rắn bởi vì khi nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động chậm hơn, các phân tử sẽ ở gần nhau hơn, lực tương tác giữa các phân tử chất rắn rất mạnh nên giữ được các phân tử này ở vị trí xác định và làm cho chúng chỉ có thể dao động xung quanh các vị trí cân bằng xác định này. 

Khi nhiệt độ > 100℃ thì nước sẽ tồn tại ở trạng thái hơi (khí) bởi vì nhiệt độ cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh, làm cho các phân tử ở xa nhau hơn, lực tương tác giữa các phân tử trở nên rất yếu nên chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.

Khi nhiệt độ ở < 100℃ và > 0℃ thì nước sẽ tồn tại ở trạng thái lỏng bởi vì lực tương tác các phân tử ở thể lỏng lớn hơn lực tương tác ở thể khí nên nó không chuyển động  hỗn loạn như thể khí và lực tương tác các phân tử ở thể lỏng cũng nhỏ hơn lực tương tác các phân tử ở thể khí  nên nó không thể giữ các phân tử ở những vị trí xác định như thể rắn được mà nó sẽ dao động xung quanh các vị trí cân bằng nhưng không cố định mà di chuyển.


Trắc nghiệm Vật lí 12 Kết nối bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác