Hãy cho biết trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm các tôn giáo nào? Đặc điểm của từng tôn giáo?
HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG
Câu hỏi 1: Hãy cho biết trong xã hội phong kiến Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX bao gồm các tôn giáo nào? Đặc điểm của từng tôn giáo?
- Bao gồm 3 tôn giáo chính: Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo.
- Đặc điểm của từng tôn giáo:
Nho giáo:
- Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử.
- Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Quốc, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam...
Đạo giáo:
- Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II là một trong những tôn giáo lớn của Trung Quốc.
- Đạo giáo tôn Lão Tử (Thái thượng Lão Quân) làm giáo chủ.
Phật giáo:
- Phật giáo ở Trung Quốc cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Các nhà sư Trung Quốc đã tin tưởng sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lý của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Quốc để truyền đạo.
Bình luận