Dựa vào thông tin bài học, hãy giải thích sự hình thành vùng kinh tế – xã hội ở nước ta

Câu hỏi: Dựa vào thông tin bài học, hãy giải thích sự hình thành vùng kinh tế – xã hội ở nước ta.


- Vùng kinh tế – xã hội có ý nghĩa quan trọng với mục đích phục vụ cho việc quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ của đất nước. Ở Việt Nam, việc phân chia vùng đã được triển khai với số lượng vùng khác nhau, tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

+ Giai đoạn 1975-1985: Ngay sau khi đất nước thống nhất, chương trình phân vùng đã được triển khai dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Lãnh thổ nước ta có 4 vùng kinh tế lớn, đó là: vùng kinh tế lớn Bắc Bộ, vùng kinh tế lớn Bắc Trung Bộ, vùng kinh tế lớn Nam Trung Bộ và vùng kinh tế lớn Nam Bộ.

+ Giai đoạn 1986 – 2000: Đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, nền kinh tế đã có những thay đổi cả về lượng và chất, nước ta vừa có nhiều cơ hội đổi mới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều thách thức. Lãnh thổ nước ta được quy hoạch thành 8 vùng kinh tế – xã hội, đó là: vùng Đông Bắc (gồm 10 tỉnh), vùng Tây Bắc (gồm 3 tỉnh), vùng Đồng bằng sông Hồng (gồm 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), vùng Bắc Trung Bộ (gồm 6 tỉnh), vùng Duyên hải miền Trung (gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), vùng Tây Nguyên (gồm 3 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm 11 tỉnh).

+ Giai đoạn sau năm 2000 đến nay: Hệ thống 8 vùng đã được điều chỉnh và thay đổi thành 6 vùng kinh tế cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, đó là: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (gồm 14 tỉnh), vùng Đồng bằng sông Hồng (gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), vùng Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh), vùng Đông Nam Bộ (gồm 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

- Nghị quyết số 138/NQ-CP ngày 25 tháng 10 năm 2022 về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kì 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vẫn giữ nguyên 6 vùng kinh tế - xã hội, riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tách thành 2 tiểu vùng: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.


Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác