Dựa vào hình 30.1, kể tên các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tây Nguyên. Phân tích vai trò của tài nguyên rừng đối với phát triển lâm nghiệp và du lịch ở Tây Nguyên.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Dựa vào hình 30.1, kể tên các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tây Nguyên. Phân tích vai trò của tài nguyên rừng đối với phát triển lâm nghiệp và du lịch ở Tây Nguyên. 


- Các vườn quốc gia của Tây Nguyên

+ Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai)

+ Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk)

+ Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng)

+ Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk)

- Các khu dự trữ sinh quyển thế giới của Tây Nguyên

+ Khu dự trữ sinh quyển Cao nguyên Kon Hà Nừng (Gia Lai)

+ Khu dự trữ sinh quyển Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng)

+ Khu dự trữ sinh quyển Langbiang (Lâm Đồng)

- Vai trò của tài nguyên rừng đối với phát triển lâm nghiệp và du lịch ở Tây Nguyên

* Với lâm nghiệp: 

+ Tây Nguyên có diện tích và độ che phủ rừng khá lớn, đứng thứ 3 cả nước; tổng diện tích rừng ở Tây Nguyên gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt 46,3%. => cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.

+ Vùng có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng: rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá,... với tính đa dạng sinh học cao. 

+ Trong rừng có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến,...; các cây dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, sa nhân, hà thủ ô trắng,... => cung cấp dược liệu quý

+ Tây Nguyên có các khu dự trữ sinh quyển thế giới như Kon Hà Nừng, Langbiang; các vườn quốc gia như Chư Mom Ray, Yok Đôn,... 

* Với du lịch

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên (Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông, núi Langbiang, Biển Hồ,...), 

+ Tài nguyên du lịch văn hoá (Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Di tích Chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh, Nhà đày Buôn Ma Thuột,...) 


Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác