Dựa vào các hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy: - Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên...

Câu hỏi: Dựa vào các hình 30.1, 30.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Phân tích thế mạnh và hạn chế đối với phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên.

- Trình bày tình hình phát triển thuỷ điện, khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên.


a. Phát triển thủy điện

* Thế mạnh và hạn chế

- Tây Nguyên là vùng có trữ năng thủy điện đứng thứ 2 cả nước. 

+ Tiềm năng thủy điện tập trung trên một số hệ thống sông chính như Sê San, Srêpôk, Đồng Nai. 

+ Các sông chảy qua địa hình cao nguyên xếp tầng, thuận lợi trong xây dựng các bậc thang thuỷ điện. 

- Tuy nhiên, vào mùa khô, nhiều nhà máy thuỷ điện giảm công suất hoạt động do thiếu nước.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Tây Nguyên đã hình thành các bậc thang thuỷ điện trên các hệ thống sông:

+ Trên lưu vực sông Sê San có các nhà máy thuỷ điện như laly (720 MW), Sê San 3 (260 MW), Sê San 4 (360 MW),... laly là nhà máy thuỷ điện có công suất lớn, đóng vai trò quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của vùng và cả nước.

+ Trên lưu vực sông Srêpôk có các nhà máy thuỷ điện như Buôn Kuốp (280 MW), Buôn Tua Srah (86 MW), Srêpôk 3 (220 MW),...

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai có các nhà máy thuỷ điện như Đồng Nai 3 (180 MW), Đồng Nai 4 (340 MW)....

- Phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên góp phần cung cấp năng lượng cho vùng và hoà vào lưới điện quốc gia; tạo cơ sở năng lượng cho phát triển công nghiệp, nhất là công nghiệp khai khoáng. 

- Các hồ thuỷ điện có vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, cung cấp nước tưới cho cây trồng, tận dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và phát triển du lịch.

b) Khai thác khoáng sản

* Thế mạnh và hạn chế

- Tây Nguyên có trữ lượng bô-xít lớn, ước đạt hơn 8,2 tỉ tấn, chiếm khoảng 86% trữ lượng bô-xít cả nước

+ phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai.

+ Quặng bô-xít ở Tây Nguyên có hàm lượng nhôm cao, từ 35 – 40%, phần lớn các mỏ lộ thiên nên việc khai thác khá thuận lợi.

- Tuy nhiên, vùng còn thiếu đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật. Địa hình đồi núi gây khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghiệp.

* Tình hình phát triển và phân bố

- Tây Nguyên có 2 tổ hợp khai thác bô-xít - a-lu-min tại Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông).

- Khai thác bô-xít đạt trên 5 triệu tấn năm 2021. 

+ Giai đoạn 2018 - 2021, các nhà máy chế biến bô-xít sản xuất khoảng 1,3 triệu tấn a-lu-min mỗi năm. 

+ Hầu hết sản phẩm a-lu-min được xuất khẩu, chủ yếu vào các thị trường Ấn Độ, UAE, Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Thái Lan,... và một phần tiêu thụ trong nước.

- Phát triển công nghiệp khai thác bô-xít cần đi đôi với bảo vệ môi trường


Trắc nghiệm Địa lí 12 Chân trời bài 30: Khai thác thế mạnh để phát triển kinh tế ở Tây Nguyên (P2)

Giải những bài tập khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác