Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống?...

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT ĐOẠN VĂN NÊU Ý KIẾN PHẢN ĐỐI MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.

a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về sự việc, hiện tượng nào trong đời sống?

b. Tác giả đưa ra những lí do, dẫn chứng gì để bảo vệ ý kiến của mình?

c. Xác định các phần (mở đầu, triển khai, kết thúc) của đoạn văn.

d. Chọn nội dung tương ứng với mỗi phần của đoạn văn.

Phần

Nội dung

Mở đầuTrình bày những lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.
Triển khaiNêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.
Kết thúcNêu sự việc, hiện tượng và ý kiến phản đối của người viết.


a. Đoạn văn trên nêu ý kiến phản đối về việc vứt bừa bãi rác thải nhựa sau khi sử dụng.

b. Tác giả đưa ra các lí do và dẫn chứng sau để bảo vệ ý kiến của mình:

- Rác thải nhựa mất hàng nghìn năm để phân huỷ.

-Rác thải nhựa gây khó khăn cho sự phát triển của cây cối và có thể làm động vật ăn phải mắc bệnh hoặc chết.

- Rác thải nhựa bẩn nguồn nước khi trôi xuống sông, biển.

- Việc đốt rác thải nhựa gây ô nhiễm không khí và làm đất, nước bẩn, gây bệnh cho con người.

c. - Phần mở đầu: "Một số người có thói quen vứt bừa bãi túi ni lông, chai, hộp, ống hút, ... Vì sao vậy?": giới thiệu sự việc phản đối.

- Phần triển khai: tiếp đến con người:  Tác giả trình bày các tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống và sức khỏe con người, bao gồm khó phân huỷ, ảnh hưởng đến cây cối và động vật, làm bẩn nguồn nước và gây ô nhiễm không khí.

- Phần kết thúc: "Chúng ta cần cùng nhau lên tiếng phản đối việc vứt bừa bãi rác thải nhựa. Điều đó giúp cộng đồng thay đổi được nhận thức và chấm dứt hành động đáng chê trách này.": nêu ý nghĩa của việc phản đối.

d. – Mở đầu: Nêu sự việc, hiện tượng và ý kiến phản đối của người viết.

- Triên khai: Trình bày những lí do, dẫn chứng để bảo vệ ý kiến phản đối.

- Kết thúc: Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác