Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng ngữ văn 12 ctst bài 6: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Phân tích khổ thơ đầu tiên theo cách hiểu của em?

Câu 2: Phân tích sự vật, sự việc được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai?

Câu 3: Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong khổ thơ thứ ba?

Câu 4: Nêu tên những luận điểm chính được sử dụng trong bài thơ? 


Câu 1: 

- Thôn Vĩ hiện lên qua hồi tưởng của nhà thơ thật đẹp:

+ Nắng mới lên ở những hàng cau: Những tia nắng mới của bình minh trên tàu lá cau còn ướt sương đêm và xanh rời rợi.

+ Vườn xanh như ngọc: Một màu xanh mơn mởn trong sớm mai tràn đầy sức sống.

=> Tất cả gợi lên một cảnh vườn quê đẹp và đầy sức sống – gần gũi, thân quen.

- Lá trúc che ngang mặt chữ điền: Hình ảnh đẹp xuất hiện thấp thoáng sau khóm trúc, những lá trúc che ngang một khuôn mặt chữ điền → Sự duyên dáng phúc hậu của con người hiền lành.

- Nghệ thuật cách điệu hoá: Trong những ngôi nhà vườn xinh xắn, sau những hàng tre trúc, thấp thoáng có bóng ai đó kín đáo, dịu dàng phúc hậu, dễ thương.

=> Cảnh và người tạo nên được sự hài hoà. Cảnh đẹp và người đôn hậu.

Câu 2: 

- Miêu tả cảnh: Gió, mây, dòng nước, hoa bắp lay.

- Không gian mờ ảo đầy ánh trăng: Bến trăng, sông trăng, thuyền chở trăng.

- Gió theo lối gió mây đường mây: Gió đi một đường mây đi một ngả → sự xa cách chia lìa.

- Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: Dòng sông lặng lờ như mang một nỗi buồn, hắt hiu không có bóng dáng của sự sống.

- Thuyền ai……...tối nay?: Nỗi mong chờ, niềm hi vọng thiết tha cùng nỗi buồn man mác của nhà thơ → Hai câu thơ bộc lộ khát vọng một tình yêu đằm thắm, kín đáo, tha thiết.

=> Tâm trạng nhân vật trữ tình: Đợi chờ khắc khoải, da diết.

Câu 3: 

- Tâm trạng nhà thơ đầy mộng ảo.

- Xứ Huế mơ mộng lắm khói sương và áo em trắng quá nhà thơ không nhận ra mờ nhân ảnh. Tất cả đối với nhà thơ lúc này như một màn sương hư ảo, cuộc đời như cách xa tầm tay với.

- Ai biết tình ai có đậm đà?: Tác giả vừa như hỏi mình, vừa như hỏi người, vừa như gần gũi, vừa như xa xôi, vừa như hoài nghi, vừa như giận hờn, trách móc.

- Đại từ phiếm chỉ ai càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương đối với con người và cuộc đời.

=> Tâm trạng bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh cũ người xưa: Nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu cuộc đời và con người.

Câu 4: 

- Luận điểm 1 : Hoài niệm về khung cảnh thiên nhiên và con người thôn Vĩ tươi đẹp tràn đầy sức sống.

- Luận điểm 2: Cảnh vật thiên nhiên đượm buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.

- Luận điểm 3: Cảnh vật, tâm trạng con người đều chìm sâu vào mộng ảo.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác