Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 12 ctst bài 5: Thực hành tiếng Việt

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1:Xác định biện pháp tu từ nghịch ngữ trong trường hợp sau và cho biết tác dụng của nó:

 Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền.

(Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà)

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của BPTT nghịch ngữ trong câu thơ sau:

Thể sự đua nhau nói dại không

Biết ai là dại, biết ai khôn.

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.

(Tú Xương, Dại khôn)


Câu 1:

Biện pháp tu từ nghịch ngữ trong đoạn văn trên là: "ầm ầm mà quạnh hiu".

=> Tác dụng của biện pháp nghịch ngữ:

  • Biện pháp này tạo ra sự đối lập giữa hai tính từ "ầm ầm" và "quạnh hiu", vốn có ý nghĩa trái ngược nhau. "Âm ầm" miêu tả sự mạnh mẽ, ồn ào, còn "quạnh hiu" lại mang đến cảm giác vắng lặng, cô đơn. Sự kết hợp này làm nổi bật tính nguy hiểm và khắc nghiệt của con sông Đà, đồng thời tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ về sự tĩnh lặng và sự đe dọa của dòng sông, nơi mà mỗi chiếc thuyền xuất hiện đều phải đối mặt với những hiểm nguy bất ngờ.

  • Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh sức mạnh và tính chất hiểm hóc của dòng sông Đà, một sự kết hợp đầy nghịch lý giữa sự sống động và chết chóc, giữa sự xô bồ và tĩnh lặng.

Câu 2: 

Trong khổ thơ này, dòng nào cũng có từ dại – khôn, bạn cần xác định đâu là sự kết hợp thông thường của từ ngữ, đâu là biện pháp tu từ nghịch ngữ, cho thấy nghịch lí giữa hình thức bên ngoài với bản chất bên trong, được thể hiện dưới hình thức chơi chữ. Như vậy, biện pháp tu từ nghịch ngữ nằm trong hai dòng thơ cuối:

Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

Dại chốn văn chương, ấy dại khôn.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác