Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Khoa học tự nhiên 9 kntt bài 44: Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế các định giới tính

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Tại sao số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật là đặc trưng?

Câu 2: Nêu vai trò của NST giới tính trong việc xác định giới tính ở người.

Câu 3: Tại sao bệnh mù màu thường gặp ở nam giới hơn nữ giới?

Câu 4: Nêu một số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở động vật.


Câu 1: 

Số lượng NST đặc trưng cho mỗi loài là do NST mang gen quy định các tính trạng của cơ thể. Nếu số lượng NST thay đổi sẽ dẫn đến đột biến, gây ra những biến đổi về hình dạng, cấu trúc và chức năng của cơ thể.

Câu 2: 

NST giới tính quyết định giới tính của cá thể. Ở người, nữ có cặp NST giới tính XX, nam có cặp NST giới tính XY. Trong quá trình giảm phân, tế bào sinh dục của nữ chỉ tạo ra một loại giao tử (trứng) mang NST X, còn tế bào sinh dục của nam tạo ra hai loại giao tử (tinh trùng) là X và Y. Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa tinh trùng và trứng quyết định giới tính của hợp tử.

Câu 3: 

Gen gây bệnh mù màu thường nằm trên vùng không tương đồng của NST X. Vì nam giới chỉ có 1 NST X nên nếu nhận được NST X mang gen bệnh từ mẹ thì sẽ biểu hiện bệnh ngay. Trong khi đó, nữ giới có 2 NST X, cần cả 2 NST X đều mang gen bệnh mới biểu hiện bệnh. Do đó, tần số người mắc bệnh mù màu ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới.

Câu 4:

- Ngoài yếu tố di truyền (NST giới tính), một số yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, hormone, chất hóa học... cũng có thể ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính ở một số loài động vật.

- Ví dụ: Ở cá sấu, nhiệt độ ấp trứng quyết định giới tính của con non. Nhiệt độ cao sẽ tạo ra cá sấu đực, nhiệt độ thấp tạo ra cá sấu cái.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác