Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 12 kntt bài 6: Dân số Việt Nam

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Hiện nay Việt Nam chiến lược dân số của Việt Nam đang có những mục tiêu và như thế nào? Và nước ta có những giải pháp gì để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược dân số?

Câu 2: Em hãy cho biết tại sao cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển sang già? Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu dân số già tới phát triển kinh tế - xã hội?


Câu 1: 

a) Mục tiêu 

Nước ta có chiến lược dân số thích hợp với từng thời kì. Hiện nay, chiến lược dân số của nước ta có mục tiêu sau:

- Duy trì vững chắc mức sinh thay thế (bình quân 2,1 con/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng.

Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số rất ít người.

- Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cầu tuổi ở mức hợp lí.

- Nâng cao chất lượng dân số: tăng tuổi thọ bình quân, nâng cao thể trạng người dân Việt Nam; phát huy tối đa lợi thế cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững.

- Thúc đẩy phân bố dân số hợp lí và bảo đảm quốc phòng an ninh.

- Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh lồng ghép các yếu tố dân số vào xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

b) Giải pháp

Để đạt được các mục tiêu trong chiến lược dân số, nước ta thực hiện đồng thời các giải pháp, như:

- Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số.

- Đẩy mạnh giáo dục, truyền thông về dân số và phát triển.

- Phát triển mạng lưới dịch vụ nâng cao chất lượng dân số: tư vấn, khám sức khoẻ trước hôn nhân, kế hoạch hoá gia đình, tầm soát trước sinh và sơ sinh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, sức khoẻ người cao tuổi, phát triển giáo dục và đào tạo,...

- Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác dân số từ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực xã hội.

- Tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế trong lĩnh vực dân số.

Câu 2: 

- Cơ cấu dân số nước ta có xu hướng chuyển sang già chủ yếu do: Tỉ suất sinh giảm, tỉ lệ nhóm tuổi từ 65 tuổi trở lên tăng, do tác động của một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Phát triển kinh tế và công nghiệp: Sự phát triển kinh tế và công nghiệp thường đi đôi với giảm tỉ xuất sinh, làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm tăng tỉ lệ người già.

- Di cư và đô thị hóa: Sự di cư từ vùng nông thôn vào thành thành thị thường đi kèm với môi trường sống và lối sống mới, làm thay đổi cơ cấu dân số. Quá trình đô thị hóa góp phần làm tăng chất lượng cuộc sống và lối sống, từ đó làm giảm tỉ lệ sinh, dẫn đến sự già hóa dân số.

- Tăng cường chăm sóc sức khỏe: Các tiến bộ trong y tế và chăm sóc sức khỏe đã làm tăng tuổi thọ và giảm tỉ lệ tử vong ở mức độ trẻ. Điều này dẫn đến việc có một tỉ lệ người già cao hơn trong dân số.

- Thực hiện chính sách dân số, thay đổi nhận thức: Việc thực hiện có hiệu quả chính sách dân số và nhận thức về dân số được giáo dục nâng cao làm người dân có xu hướng giảm tỉ lệ sinh. Điều này dẫn đễn việc giảm tỉ lệ sinh và làm tăng tỉ lệ người già trong dân số.

- Thay đổi cơ cấu gia đình: Các gia đình thường ít con hơn và có xu hướng tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe, góp phần nâng cao tuổi thọ. Điều này có thể làm tăng tỉ lệ người già trong xã hội.

- Ảnh hưởng của cơ cấu dân số già đến phát triển kinh tế - xã hội: Làm gia tăng chi phí phúc lợi xã hội; thiếu nguồn lao động, nhất là lao động trẻ,...


Bình luận

Giải bài tập những môn khác