Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Địa lí 12 ctst bài 32: Phát triến kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao nói Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng công nghiệp hàng đầu của cả nước?

Câu 2: Chứng minh rằng Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh sản xuất công nghiệp lớn của nước ta?


Câu 1: 

Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển thành vùng công nghiệp hàng đầu của cả nước.

a) Vị trí địa lí

- Tiếp giáp với Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long,...là những vùng giàu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.

- Giáp Biển Đông rộng lớn, giàu tài nguyên thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Giáp nước láng giềng Cam-pu-chia , có điều kiện thuận lợi cho giao thương.

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình bán bình nguyên, có nhiều mặt bằng diện tích rộng để xây dựng các khu công nghiệp, phát triển trung tâm công nghiệp.

- Đất đai, khí hậu, nguồn nước, biển thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thủy sản; từ đó tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

- Khoáng sản: Nổi bật với dầu khí trên vùng thềm lục địa, trữ lượng lớn; ngoài ra có sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh là nguyên liệu cho công nghiệp gốm, sứ.

- Tài nguyên rừng là nguồn nguyên liệu giấy quan trọng.

- Hệ thống sông Đồng Nai, Vàm Cỏ có tiềm năng thủy điện lớn và nguồn nước dồi dào.

c) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nguồn lao động dồi dào; là nơi tập trung và thu hút nhiều lực lượng lao động có chuyên môn cao.

- Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.

- Có Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất cả nước về dân số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp , giao thông vận tải, dịch vụ lớn nhất cả nước.

- Chính sách của Nhà nước ưu tiên phát triển; đồng thời vùng có nhiều chính sách đổi mới, sáng tạo , tạo động lực phát triển công nghiệp.

Câu 2: 

Do Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển sản xuất chuyên canh cây công nghiệp.

a) Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình, đất: Thích hợp cho phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả.

+ Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng với hai loại đất chủ yếu là badan và đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

+ Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích đất của vùng nối tiếp với miền đất badan của Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ.

+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ ít hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đất badan ,nhưng thoát nước tốt.

- Khí hậu cận xích đạo , nhiệt lượng dồi dào quanh năm, tương đối ổn định, tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu,...) , cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá,...) trên quy mô lớn.

- Nguồn nước: Hệ thống sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ và các hồ chứa nước như Dầu Tiếng, Trị An,...cung cấp nguồn nước dồi dào cho các loại cây trồng.

b) Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

- Có nhiều nhà máy chế biến, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển và khá hoàn thiện.

- Ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

- Thị trường tiêu thụ lớn, đặc biệt thị trường ngoài nước mở rộng.

- Chính sách đầu tư phát triển cây công nghiệp của Nhà nước, dịch vụ nông nghiệp phát triển, việc hợp tác và thu hút đầu tư nước ngoài được chú trọng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác