Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Địa lí 12 ctst bài 32: Phát triến kinh tế - xã hội ở Đông Nam Bộ
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Trình bày thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ?
Câu 2: Phân tích thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ?
Câu 3: Phân tích đặc điểm phát triển công nghiệp của Đông Nam Bộ?
Câu 4: Phân tích tình hình phát triển các ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
Câu 5: Phân tích đặc điểm phát triển và phân bố của nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?
Câu 6: Phân tích đặc điểm phát triển và phân bố lâm nghiệp của Đông Nam Bộ?
Câu 7: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản của vùng?
Câu 8: Phân tích các điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ phát triển du lịch?
Câu 1:
- Địa hình và đất: Đông Nam Bộ có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị,... Đất badan và đất xám phù sa cổ chiếm khoảng 80% tổng diện tích tự nhiên của vùng. Ngoài ra, trong vùng còn có đất phù sa ở hạ lưu các sông Đồng Nai, Vàm Cỏ,... Các loại đất trong vùng thích hợp trồng cây công nghiệp, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu: mang tính chất cận xích đạo, nền nhiệt cao, ít thay đổi trong năm, phân
hai mùa mưa – khô rõ rệt, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và các
hoạt động kinh tế khác.
- Nguồn nước: hệ thống sông Sài Gòn, sông Bé,... có giá trị về thuỷ lợi, phát triển giao thông vận tải; sông Đồng Nai có giá trị lớn nhất về thuỷ điện. Các hồ thuỷ diện, hỗ thuỷ lợi lớn như hồ Dầu Tiếng, Phước Hoà,... cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rừng: Tuy diện tích và trữ lượng rừng của vùng không lớn, song có giá trị cung cấp gỗ dân dụng, nguyên liệu giấy. Hệ thống rừng của vùng có giá trị bảo tồn như: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ và các vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Bù Gia Mập, Lò Gò - Xa Mát, Côn Đảo.
- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản nổi bật và có giá trị nhất của vùng là dầu mỏ và khí tự nhiên ở thềm lục địa thuộc các bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn. Ngoài ra, trong vùng còn có bô-xít, các khoáng sản vật liệu xây dựng như sét, cao lanh,...
- Biển: Đông Nam Bộ có vùng biển giàu tiềm năng dầu khí, hải sản; có một số bãi tắm đẹp, cảnh quan đảo đặc sắc,... thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 2:
- Dân cư và lao động: Số dân đông, tỉ suất nhập cư thường cao, người nhập cư đa phần trong độ tuổi lao động, tạo cho vùng có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất. Lao động năng động trong nền kinh tế thị trường, tỉ lệ đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước, tạo khả năng nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật: phát triển đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là - giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.
- Chính sách, đầu tư và khoa học - công nghệ: Vùng có nhiều chính sách linh hoạt trong thu hút đầu tư. Đông Nam Bộ có số dự án và số vốn đầu tư nước ngoài luôn đứng đầu cả nước. Việc ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ được đẩy mạnh.
- Đông Nam Bộ có Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, văn hoá, giáo dục - đào tạo,... lớn hàng đầu cả nước, có sức lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
Câu 3:
- Năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng, riêng công nghiệp chiếm 37,9%. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chiếm 31,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
- Cơ cấu công nghiệp theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn. Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai khoáng giảm xuống còn hơn 4%; nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng lên, đạt hơn 90% năm 2021. Hai nhóm ngành còn lại chiếm tỉ trọng không đáng kể.
- Các ngành công nghiệp của Đông Nam Bộ rất đa dạng. Một số ngành nổi trội là:
+ Công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí: Đây là ngành công nghiệp mũi nhọn của vùng và giữ vai trò quan trọng đối với cả nước. Sản lượng khai thác dầu khí của vùng chiếm ưu thế sản lượng của cả nước, cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước và xuất khẩu.
+ Khí tự nhiên ở Đông Nam Bộ được khai thác từ hai nguồn: khí đồng hành từ khai thác - các mỏ dầu và khí tự nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ,... Đây là nguồn nhiên liệu ổn định, cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện lớn trong vùng và cho các ngành khác như: sản xuất phân đạm, chế biến các chế phẩm từ khí....
+ Công nghiệp sản xuất điện của vùng bao gồm nhiệt điện, thuỷ điện và điện từ năng lượng tái tạo khác. Các nhà máy nhiệt điện lớn ở Đông Nam Bộ chủ yếu được chạy bằng nhiên liệu khí, lớn nhất là tổ hợp nhiệt điện Phú Mỹ với tổng công suất thiết kế khoảng gần 4000 MW, các nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Thủ Đức, Hiệp Phước, Nhơn Trạch,... được mở rộng công suất. Các nhà máy thuỷ điện được xây dựng trong
vùng gồm: Trị An (công suất thiết kế 400 MW, trên sông Đồng Nai), Thác Mơ và Cần Đơn (công suất thiết kế là 150 MW và 77,6 MW, trên sông Bé), cung cấp nguồn điện năng đáng kể cho vùng. Các nguồn năng lượng tái tạo khác đang được chú ý phát triển, nhất là năng lượng mặt trời.
+ Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính phát triển mạnh nhờ thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tập trung ở các trung tâm có vị trí thuận lợi cho xuất khẩu.
+ Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm và công nghiệp sản xuất đồ uống được phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng, do những lợi thế về nguồn nguyên liệu (cả nội vùng và từ các vùng lân cận), lao động và thị trường.
+ Công nghiệp dệt và sản xuất trang phục; công nghiệp sản xuất giày, dép là những ngành được phát triển từ lâu dựa trên cơ sở nguồn lao động dồi dào. Các mặt hàng vải dệt, quần áo, giày dép ngày càng đa dạng về mẫu mã, chất lượng, phục vụ xuất khẩu. Việc ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại như tự động hoá, in 3D vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh.
+ Các ngành công nghiệp khác như: sản xuất hoá chất, sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất kim loại, sản xuất ô tô và xe có động cơ khác,... cũng được chú trọng phát triển.
- Đông Nam Bộ có nhiều trung tâm công nghiệp quy mô lớn của cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu,... Các trung tâm công nghiệp này có cơ cấu ngành đa dạng, nhiều ngành có vai trò lớn với cả nước.
Câu 4:
Ngành dịch vụ của Đông Nam Bộ phát triển nhanh, ngày càng tăng về quy mô và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GRDP của vùng (năm 2021). Các lĩnh vực dịch vụ trong vùng đa dạng, phát triển hàng đầu cả nước.
- Giao thông vận tải trong vùng được phát triển với đầy đủ các loại hình: đường ô tô (với các tuyến quốc lộ 1, 13, 51, 22, 14,...), các tuyến cao tốc được tăng cường và
mở rộng như Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành – Dầu Giây, Thành phố Hồ Chí
Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, các tuyến cao tốc dang được xây dựng như Thành
phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, Biên Hoà - Vũng Tàu,...; đường sắt (có tuyến đường sắt Thống Nhất); đường sông; dường biển (bến cảng Cát Lái, Cái Mép, Thị Vải,...) và đường hàng không (cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có năng lực vận chuyển đứng đầu cả nước, cảng hàng không quốc tế Long Thành đang được xây dựng). Nhìn chung, giao thông vận tải của vùng có chất lượng tốt, đảm bảo sự kết nối nội, ngoại vùng và với thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn nhất vùng và cả nước.
- Thương mại của vùng phát triển mạnh. Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của vùng đứng đầu cả nước (chiếm trên 27% cả nước). Đông Nam Bộ cũng là vùng phát triển sớm và nhanh các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, thương mại điện tử,...
+ Ngoại thương: Trị giá xuất khẩu của vùng chiếm khoảng 34% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước (năm 2021). Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những địa phương có trị giá xuất khẩu lớn và luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong vùng và cả nước.
- Du lịch ở Đông Nam Bộ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Năm 2020, lượng khách du lịch đến vùng đạt 34,6 triệu lượt khách; năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, lượng khách du lịch đến vùng giảm mạnh, còn khoảng 15,7 triệu lượt khách. Tuy nhiên, năm 2022 lượng khách du lịch tăng trưởng mạnh, đạt trên 23,2 triệu lượt khách, chiếm gần 23% lượng khách của cả nước.
+ Các loại hình du lịch nổi bật trong vùng là du lịch đô thị, du lịch sinh thái,... Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước. Ngoài ra, một số điểm thu hút khách du lịch khác như: Vũng Tàu, núi Bà Đen, cửa khẩu Mộc Bài, hồ Dầu Tiếng....
- Bưu chính viễn thông được phát triển sớm và mạnh nhất so với các vùng khác, đi dấu trong chuyển đổi số, đầu tư vào công nghệ cao. Tài chính ngân hàng được phát triển mạnh với đa dạng các loại hình kinh doanh như hệ thống các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán, bảo hiểm,... thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.
Câu 5:
- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu của cả nước, có mức độ tập trung hoá sản xuất và trình độ thâm canh cao. Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng năm 2021 là hơn 800 nghìn ha (chiếm khoảng 36% diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm của cả nước). Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng là cao su, điều, hồ tiêu,...
+ Cao su luôn đứng đầu về diện tích cây công nghiệp lâu năm của vùng cũng như về diện tích cao su của cả nước. Điều có diện tích lớn thứ hai sau cao su và đứng đầu về diện tích điểu của cả nước. Hồ tiêu ở Đông Nam Bộ tuy diện tích không lớn, nhưng đứng thứ hai cả nước, sau vùng Tây Nguyên. Hầu hết các cây công nghiệp lâu năm được trồng tập trung ở Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai,... Ngoài ra, vùng phát triển một số cây công nghiệp hàng năm như mía, lạc, tập trung ở tỉnh Tây Ninh.
- Cây ăn quả ngày càng được mở rộng về diện tích, đạt khoảng 129 nghìn ha năm 2021. Các loại cây ăn quả được trồng với diện tích lớn trong vùng là sầu riêng, xoài, bưởi, mít, chôm chôm,... Đồng Nai là tỉnh trồng tập trung nhiều loại cây ăn quả, chiếm hơn 50% tổng diện tích cây ăn quả của vùng.
- Chăn nuôi ở Đông Nam Bộ đang phát triển theo hướng công nghiệp, quy trình khép kín và ứng dụng công nghệ cao với quy mô lớn. Số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng qua các năm.
+ Bò là vật nuôi quan trọng của vùng (bao gồm cả bò thịt và bò sữa). Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có đàn bò lớn nhất, chiếm khoảng 50% số lượng bò toàn vùng. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh những năm gần đây. Đồng Nai là tỉnh có đàn lợn và gia cầm lớn nhất trong vùng.
Câu 6:
- Lâm nghiệp có ý nghĩa kinh tế và môi trường đối với vùng Đông Nam Bộ. Rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất giấy và gỗ gia dụng, sản lượng khai thác gỗ hằng năm khoảng 250 nghìn m³. Công tác quản lí hệ thống rừng phòng hộ được tăng cường. Các loại rừng đặc dụng được chú trọng bảo tồn dưới hình thức là các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển, vừa bảo vệ đa dạng sinh học, vừa kết hợp khai thác phát triển du lịch sinh thái.
Câu 7:
- Năm 2021, tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm gần 6% cả nước, chủ yếu là lĩnh vực khai thác (chiếm 72,2% tổng sản lượng).
- Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chiếm tới 93,8% sản lượng thuỷ sản khai thác toàn vùng. Nuôi trồng thuỷ sản tập trung chủ yếu ở Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 8:
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ du lịch. Một số điều kiện thuận lợi chủ yếu là:
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng: Có hồ lớn ( Dầu Tiếng, Trị An ); nguồn nước nóng, nước khoáng ( Bà Rịa – Vũng Tàu ) ; các vườn quốc gia ( Cát Tiên, Bù Gia Mập, Côn Đảo, Lò Gò – Xa Mat ) và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ và Đồng Nai; vùng biển rộng lớn, có các đảo, bãi tắm và phong cảnh đẹp,..
+ Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú: các di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng, làng nghề truyền thống, lễ hội,...
- Vị trí địa lí thuận lợi: Đông Nam Bộ được kết nối với các vùng lân cận và có các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không phát triển.
- Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ: Sự phát triển kinh tế làm tăng khả năng chi tiêu cho các hoạt động giải trí và du lịch.
- Chính sách và sự đổi mới, đầu tư phát triển du lịch đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho du khách: Phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, đầu tư vào hạ tầng du lịch, sự hỗ trợ từ các cơ quan và doanh nghiệp trong việc phát triển ngành du lịch,...
Giải những bài tập khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 12 KNTT
5 phút giải toán 12 KNTT
5 phút soạn bài văn 12 KNTT
Văn mẫu 12 KNTT
5 phút giải vật lí 12 KNTT
5 phút giải hoá học 12 KNTT
5 phút giải sinh học 12 KNTT
5 phút giải KTPL 12 KNTT
5 phút giải lịch sử 12 KNTT
5 phút giải địa lí 12 KNTT
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 KNTT
5 phút giải CN điện - điện tử 12 KNTT
5 phút giải THUD12 KNTT
5 phút giải KHMT12 KNTT
5 phút giải HĐTN 12 KNTT
5 phút giải ANQP 12 KNTT
Môn học lớp 12 CTST
5 phút giải toán 12 CTST
5 phút soạn bài văn 12 CTST
Văn mẫu 12 CTST
5 phút giải vật lí 12 CTST
5 phút giải hoá học 12 CTST
5 phút giải sinh học 12 CTST
5 phút giải KTPL 12 CTST
5 phút giải lịch sử 12 CTST
5 phút giải địa lí 12 CTST
5 phút giải THUD 12 CTST
5 phút giải KHMT 12 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 12 bản 2 CTST
Môn học lớp 12 cánh diều
5 phút giải toán 12 CD
5 phút soạn bài văn 12 CD
Văn mẫu 12 CD
5 phút giải vật lí 12 CD
5 phút giải hoá học 12 CD
5 phút giải sinh học 12 CD
5 phút giải KTPL 12 CD
5 phút giải lịch sử 12 CD
5 phút giải địa lí 12 CD
5 phút giải CN lâm nghiệp 12 CD
5 phút giải CN điện - điện tử 12 CD
5 phút giải THUD 12 CD
5 phút giải KHMT 12 CD
5 phút giải HĐTN 12 CD
5 phút giải ANQP 12 CD
Giải chuyên đề học tập lớp 12 kết nối tri thức
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Toán 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Vật lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Hóa học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Sinh học 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Địa lí 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Kết nối tri thức
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 12 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Toán 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Vật lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Sinh học 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 12 cánh diều
Giải chuyên đề Ngữ văn 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Toán 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Vật lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Hóa học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Sinh học 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Lịch sử 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Địa lí 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Tin học ứng dụng 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Khoa học máy tính 12 Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Điện - điện tử Cánh diều
Giải chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp thủy sản Cánh diều
Bình luận