Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Ngữ văn 12 ctst bài 1: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết một bài văn ngắn so sánh bức tranh mùa thu trong hai tác phẩm thơ mà em biết?

Câu 2: Hãy viết dàn bài chung khi so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ.


Câu 1: 

Văn học từ xưa đến nay luôn viết về con người. Dù mô tả thiên nhiên như mây, suối, hay cảnh vật, mục đích vẫn là phản ánh cảm xúc con người. Cảnh vật trong thơ luôn gắn liền với tâm trạng, người buồn thì cảnh buồn, người vui thì cảnh vui. Qua hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi, ta thấy rõ điều này.

Mùa thu là nguồn cảm hứng bất tận của thi nhân qua các thời kỳ, từ Huy-gô, Rim-bô đến Nguyễn Khuyến, Tản Đà... Nhưng mỗi tác giả lại thể hiện mùa thu theo cách riêng, phản ánh cảm xúc và tâm trạng khác nhau của con người trong mỗi thời đại. Cảnh thu không bao giờ cũ, bởi lòng người luôn thay đổi, làm cho mùa thu trong mỗi bài thơ đều mang sắc thái riêng biệt.

Bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu thể hiện một nỗi buồn man mác, nỗi buồn của "thơ mới", của một thế hệ trí thức tiểu tư sản đầy khát khao nhưng cũng đầy u uất. Xuân Diệu cảm nhận mùa thu với tâm trạng buồn bã, cô đơn, nhưng vẫn có vẻ đẹp tươi mới, trẻ trung, như một niềm vui thoáng qua trong nỗi buồn. Cảnh thu được mô tả qua hình ảnh làn gió lạnh, lá rụng, cành cây khô gầy, tạo nên một không gian lạnh lẽo nhưng vẫn mang trong mình một sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ và tình yêu.

Ngược lại, trong Đất nước của Nguyễn Đình Thi, mùa thu mang đến niềm vui và tự hào. Mùa thu ở đây không chỉ là mùa thu của thiên nhiên, mà là mùa thu của đất nước độc lập, tự do. Cảnh thu Hà Nội và chiến khu Việt Bắc đều hiện lên với vẻ đẹp trong sáng, tươi mới, tràn đầy sức sống. Nguyễn Đình Thi thể hiện cảm hứng từ lòng yêu nước và tự hào dân tộc, không còn nỗi buồn chia ly, mà là niềm vui chiến thắng, niềm vui của sự tự do và hòa bình.

Như vậy, dù cùng viết về mùa thu, Xuân Diệu và Nguyễn Đình Thi đã thể hiện hai khía cạnh khác nhau của mùa thu, phản ánh cảm xúc và tâm trạng của con người trong hai giai đoạn lịch sử khác biệt.

Câu 2: 

a. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và nêu cơ sở lựa chọn để so sánh, đánh giá.

b. Thân bài:

Có nhiều cách trình bày nội dung so sánh, đánh giá. Người viết cẩn linh hoạt trong việc lựa chọn cách trình bày phù hợp với hiểu biết và hứng thú của bản thân, điểu này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của bài viết. Có thể triển khai các nội dung so sánh, đánh giá theo những cách sau:

- Cách 1: Lân lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân của sự tuơng đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này dễ làm nhưng nhiều khi bị trùng lặp ý và mục đích so sánh không được làm nổi bật.

- Cách 2: Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phuơng diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này cũng dễ thực hiện và tránh bị trùng lặp, thể hiện được ý so sánh, nhưng mạch so sánh khi trình bày bài thơ thứ nhất dễ bị chìm.

- Cách 3: So sánh lần lượt các phương diện đã lựa chọn đối với hai bài thơ, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt; lí giải nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt đó; đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ từ các nội dung so sánh. Cách này làm nổi bật được tính chất so sánh nhưng dễ làm mờ tính liền mạch, chỉnh thể của mỗi bài thơ, đòi hỏi nguời viết phải có khả năng tư duy tổng hợp và lập luận chặt chẽ, có sự tinh nhạy trong phát hiện vấn để.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác