Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Lịch sử và địa lí 5 CTST Bài 5: Nước Văn Lang, Âu Lạc
4. VẬN DỤNG CAO (5 CÂU)
Câu 1: Từ truyền thuyết “Sự tích nỏ thần”, em rút ra được bài học gì?
Câu 2: Năm 1954, trong lần về thăm Đền Hùng, Bác Hồ đã căn dặn:
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Câu nói của Bác nói lên điều gì?
Câu 3: Phú Thọ là nơi có truyền thuyết Hùng Vương nhiều nhất. Em hãy kể tên các truyền thuyết tại nơi này.
Câu 4: Em hãy nêu hiểu biết về một hiện vật là Bảo vật quốc gia dưới thời Văn Lang, Âu Lạc.
Câu 5: Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet và cho biết nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời trên cơ sở sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa nào? Nêu một vài hiểu biết về nền văn hóa đó.
Câu 1:
“Sự tích nỏ thần” là bài học trong lịch sử Việt Nam: Luôn phải đề cao cảnh giác trước những âm mưu của nước ngoài. Nếu sơ hở, mất sự cảnh giác vì tin giặc sẽ dẫn đến mất nước.
Câu 2:
- “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào sáng ngày 19/9/1954 tại đền Giếng thuộc khu di tích Đền Hùng đến các cán bộ chỉ huy thuộc Đại đoàn quân Tiên Phong (Sư đoàn 308) khi hành quân về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Từ đó, cứ đến ngày 10/3 âm lịch hằng năm thì lời căn dặn của Bác lại càng được khắc sâu trong tâm trí của mỗi con người Việt Nam.
- Câu nói của Bác không chỉ là lời nhắc nhở mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với các Vua Hùng đã có công dựng nên nhà nước Văn Lang.
Câu 3:
Phú Thọ là nơi có truyền thuyết Hùng Vương nhiều nhất, đã sưu tầm được 31 truyền thuyết như: Bọc trăm trứng, Bánh chưng bánh dày, Củ khoai lang, Dạy dân săn lưới, cấy lúa, Bắt trâu kéo cày, Dưa chua, Mật mía, Tiên Dung công chúa, Tản Viên Sơn Thánh, Cao Sơn, Quý Minh, Lý Văn Lang, Năm anh em lốt rắn, Trâu nước, Cột đá thề, Ba ông Đô Sĩ , Đăng Hồng, Hùng Bảo, Hùng Dũng, Đinh Chính, Hùng Việt, Lang Bút, Lang Lôi, Lang Mao, Đình Xá, Thạch Trăng Thổ Lân, Sơn Thắng, Thiên Cương, Đại Hải, Bạch Thạch.
Câu 4:
Mộ thuyền Việt Khê được tìm thấy ở xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), bên trong chưa hơn 100 hiện vật gồm nhiều công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí chiến đấu,….của cư dân Văn Lang, Âu Lạc. Mộ thuyền Việt Khê được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2013.
Câu 5:
- Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời trên cơ sở sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Đông Sơn.
- Văn hóa Đông Sơn nền văn hóa cổ xuất hiện vào khoảng năm 800 trước Công nguyên ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và Bắc Trung bộ Việt Nam (Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam , Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mà trung tâm là khu vực sông Mã), và ba con sông lớn và chính của đồng bằng Bắc Bộ (sông Hồng, sông Mã và sông Lam) vào thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt sớm. Đặc điểm của nền văn hóa Đông Sơn:
+ Kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao (trống đồng Đông Sơn).
+ Kỹ thuật quân sự mà đỉnh cao (thành Cổ Loa, thành, mũi tên đồng và nỏ).
Bình luận