Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng cao Khoa học tự nhiên 9 ctst bài 13: Dòng điện xoay chiều

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) 

Câu 1: 4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) 

Đặt một kim nam châm trước một nam châm điện. Nếu dòng điện qua cuộn dây là dòng điện xoay chiều thì có hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Câu 2: Rơle là thiết bị bảo vệ mạch điện khi đột ngột có cường độ dòng điện lớn chạy qua. Khi có cường độ dòng điện lớn chạy qua mạch điện xoay chiều thì nam châm điện sẽ hút làm quay bản ngắt mạch điện để ngắt mạch điện (Hình 15.1). Giải thích tại sao không sử dụng kim loại đồng, nhôm hay nam châm làm bản ngắt mạch điện mà phải làm bằng sắt.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU) 


Câu 1: 

Kim nam châm quay tròn.

Vì dòng điện qua cuộn dây là dòng xoay chiều, nên cực từ của nam châm điện luân phiên thay đổi. Lực từ tác dụng lên kim nam châm cũng luân phiên thay đổi (hút – đẩy) làm kim nam châm quay tròn.

Câu 2:

Không sử dụng kim loại đồng, nhôm hay nam châm làm bản ngắt mạch điện mà phải làm bằng sắt vì:

- Sắt là một kim loại dẫn điện tốt, giúp dòng điện dễ dàng chạy qua rơle hoạt động.

- Sắt có khả năng tương tác tốt với nam châm điện, tạo ra lực hút đủ mạnh để kéo bản ngắt mạch điện quay khi cường độ dòng điện lớn chạy qua.

- Sắt là một vật liệu phổ biến và có giá thành thấp, việc sử dụng sắt làm bản ngắt mạch điện trong rơle giúp tiết kiệm chi phí.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác