Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Vật lí 12 cd bài 1: Từ trường

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Để làm tăng từ trường của một nam châm điện, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) Tăng cường độ dòng điện của nó.

b) Đảo ngược chiều dòng điện trong nó.

c) Thay lõi sắt của nó bằng lõi nhôm.

d) Giữ nguyên cường độ dòng điện, tăng số vòng dây của nó.

Câu 2: Ống dây trong Hình 3.3 có dòng điện chạy qua.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

a) Vẽ sơ đồ biểu diễn hình dạng của một số đường sức từ xung quanh ống dây.

b) Hãy nêu hai cách để tăng độ lớn từ trường.

c) Làm thế nào để chiều của từ trường có thể bị đảo ngược?

Câu 3: Chiều đường sức từ của nam châm được biểu diễn như hình vẽ. Hãy xác định các từ cực của nam châm ở hai đầu 1 và 2.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 4: Đường sức từ của một nam châm thẳng có chiều như hình vẽ. Hãy cho biết tên của các từ cực.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 5: Hà thực hành một thí nghiệm về từ trường. Thí nghiệm mà Hà thực hiện được mô tả như hình vẽ. Khi cho một dòng điện một chiều chạy qua ống dây, bạn Hà thấy kim nam châm bị đẩy ra xa B. Dòng điện đi qua ống dây có chiều như thế nào?

Câu 6: Trong hình vẽ sau, cực nào của kim nam châm hướng về đầu B của cuộn dây?

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)


Câu 1: 

a) Đúng. Khi tăng cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm điện, từ trường sẽ mạnh lên. Điều này là do từ trường tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện.

b) Sai. Đảo ngược chiều dòng điện sẽ chỉ làm đổi chiều của từ trường, chứ không làm thay đổi độ lớn của từ trường.

c) Sai. Sắt là vật liệu từ có khả năng nhiễm từ rất tốt, giúp tăng cường từ trường của nam châm điện. Nhôm không phải là vật liệu từ, nên khi thay lõi sắt bằng lõi nhôm, từ trường sẽ giảm đi đáng kể.

d) Đúng. Số vòng dây của cuộn dây cũng ảnh hưởng đến độ lớn của từ trường. Khi tăng số vòng dây, từ trường sẽ mạnh lên.

Câu 2: 

a) Dựa vào hình vẽ, ta thấy ống dây có dòng điện chạy qua. Để vẽ đường sức từ, ta áp dụng quy tắc nắm tay phải:

Tech12h

b) Tăng cường độ dòng điện hoặc tăng thêm số vòng dây

c) Đảo chiều dòng điện.

Câu 3: 

 Dựa theo chiều mũi tên từ hình vẽ ta thấy đường sức từ đi ra từ đầu 2 và đi vào đầu 1 của thanh nam châm.

- Đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc (N), đi vào cực Nam (S).

Vậy đầu 1 của thanh nam châm là cực Nam (S), đầu 2 của thanh nam châm là cực Bắc (N).

Câu 4:

Đầu A của thanh nam châm là cực Bắc (N), đầu B của thanh nam châm là cực Nam (S)

Câu 5: 

- Do kim nam châm bị đẩy ra xa nên đầu B của ống dây là cực Bắc.

- Đường sức từ của ống dây đi ra từ đầu B của ống dây.

- Áp dụng quy tắc nắm tay phải suy ra chiều dòng điện qua cuộn dây có chiều từ A sang B.

Câu 6: 

- Dòng điện chạy từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.

- Áp dụng quy tắc nắm tay phải, đường sức từ hướng từ B sang A.

- Các đường sức từ đi ra từ cực Bắc, đi vào ở cực Nam. Vì vậy đầu B của ống dây là cực Bắc. Cực Nam của kim nam châm hướng về phía đầu B của ống dây.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác