Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu tiếng Việt 5 kntt bài 11: Liên kết câu bằng từ ngữ nối

II. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Các câu trong mỗi đoạn vãn dưới đây liên kết với nhau bằng những cách nào? Từ ngữ nào cho biết điều đó ? 

a) Vườn rau của trường mỗi luống do một lớp làm, cám biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua. Mỗi luống trồng các loại rau khác nhau. Ong bướm bay rập rờn trên nền xanh của lá rau trông thật vui mắt. 

b) Nét-len khoảng gần bốn mươi tuổi, người gốc Ca-na-đa. Anh xuất thân từ một gia đình gốc rễ lâu đời ở thành phố Quê-bếch, thuộc dòng dõi những thuỷ thủ can trường, vẻ bề ngoài của anh làm mọi người chú ý, đặc biệt là đôi mắt cương nghị, ánh lên vẻ rắn rỏi, từng trải. 

c) Chẳng mấy ai nghĩ rằng mình nên người là nhờ tiếng hát ru của mẹ. Và, cùng chẳng mấy ai nhớ câu ru nào mẹ đã ru mình. Nhưng tiếng ru “âu ơi…” bên nhà láng giềng khiến ai cũng mang máng nhớ một tình quê nơi chôn nhau cắt rốn cùng lời ru dịu dàng của mẹ tràn ngập mái ấm thuở ấu thơ.

Câu 2: Chọn từ ngữ nối thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau và nêu tác dụng của từ ngữ nối đó:

a) Miêu tả một em bé …. một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. …. , ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.

PHẠM HỔ

b) Sa Thèn quả là một tay sành chơi ngựa. Con Ô của cậu vọt lên trước Mai Hoa một thân. …. chỉ có thể thôi, không xa hơn được nữa. 

Theo NGUYỄN PHAN HÁCH

Câu 3: Chọn từ ngữ nối thích hợp (rồi, vì thế, nhưng) để điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. … khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẫm nhằm ôn bài. …, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. … bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Câu 4: Xác định các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn sau:

Ông tớ bảo nếu như cánh đồng là bộ mặt của làng, núi đồi là sức vóc của làng, thì con suối chính là linh hồn của làng. Còn bố tớ thì kể từ thời bố còn nhỏ đến giờ, con suối đã thay đổi nhiều rồi vì mùa mưa lũ suối lại bồi bên này và lở bên kia. Nhưng bụng suối vẫn chứa đầy tôm cá, chứa nước mát lành. Không những thế, bụng suối còn chứa cả những viên sỏi, viên đá lấp lánh thật đẹp.


Câu 1: 

a) Các câu liên kết bằng cách bổ sung thông tinmiêu tả. Từ ngữ nối như "và" giúp liên kết các hành động trong câu, ví dụ "cám biển đề tên lớp để đánh dấu và chấm điểm thi đua". Các câu miêu tả hình ảnh liên tiếp giúp tạo ra sự liên kết tự nhiên.

b) Các câu liên kết qua sự miêu tả chi tiếtliệt kê thông tin. Các từ ngữ như "và", "đặc biệt" giúp nối các ý trong câu về nhân vật Nét-len, từ gia đình, vẻ bề ngoài đến đặc điểm nổi bật.

c) Các câu liên kết bằng cách đối lậpbổ sung thông tin. Từ "và" nối giữa hai ý trái ngược về sự nhận thức của con người về tiếng hát ru của mẹ, tạo sự tương phản giữa hiện tại và quá khứ.

Câu 2: 

a) Biện pháp nối trong đoạn a gồm có những từ: 

- Từ ‘‘hoặc”: tác dụng nối từ ‘‘em bé’’ với chú ‘‘mèo’’ trong câu 1

- Từ ‘‘vì vậy’’: tác dụng nối câu 1 và 2

b) Biện pháp nối trong đoạn b:

- Từ ‘‘nhưng’’: tác dụng chỉ sự tương phản giữa 2 câu

Câu 3:

  1. nhưng

  2. vì thế

  3. rồi

Câu 4: Các từ ngữ có tác dụng nối được dùng để liên kết các câu trong đoạn văn: nếu như…thì…., vì, nhưng, không những thế.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác