Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Sinh học 12 cd bài 13: Di truyền học quần thể

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Trình bày nội dung định luật Hardy – Weinberg.

Câu 2: Trình bày điều kiện nghiệm đúng của cân bằng Hardy – Weinberg.

Câu 3: Tự thụ phấn và giao phối gần đã ảnh hưởng tới quần thể như thế nào?

Câu 4: Tại sao quần thể tự thụ phấn thường có xu hướng giảm dần tần số kiểu gen dị hợp và tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp?

Câu 5: Chọn lọc tự nhiên tác động như thế nào đến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?


Câu 1: 

Nội dung định luật: Trong một quần thể ngẫu phối gồm các cá thể lưỡng bội, tần số allele và tần số kiểu gene tại một locus (gene) trên nhiễm sắc thể thường được duy trì không đổi qua các thế hệ, hình thành trạng thái cân bằng cấu trúc di truyền của quần thể. Quần thể có thể thiết lập được trạng thái cân bằng di truyền chỉ sau một thế hệ ngẫu phối. 

Câu 2:

Trạng thái cân bằng di truyền quần thể chỉ đạt được khi các điều kiện sau đây được thoả mãn:

- Quần thể gồm các cá thể lưỡng bội, sinh sản hữu tính, giao phối ngẫu nhiên và cấu trúc di truyền được xét riêng cho quần thể gồm các cá thể ở mỗi thế hệ.

- Các cá thể có các kiểu gene khác nhau đều có khả năng sống sót và sinh sản tương đương. 

- Không có đột biến trong quần thể.

- Không có sự di cư của các cá thể trong quần thể.

- Quần thể có kích thước đủ lớn.

Câu 3: 

- Hiện tượng tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần đều làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp tử và giảm tính đa dạng di truyền của quần thể. 

- Ở quần thể người, hiện tượng kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống làm tăng nguy cơ sinh con mang kiểu gene đồng hợp tử lặn gây bệnh. 

- Trong chọn và tạo giống, tự thụ phấn hoặc giao phối gần là các phương thức sinh sản được áp dụng hiệu quả. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ có thể thu được dòng thuần chủng, là nguyên liệu nhằm tạo ưu thế lai. Tuy nhiên, với các giống lai, tự thụ phấn hoặc giao phối gần gây thoái hoá giống do hình thành kiểu gene đồng hợp tử về allele lặn có hại, làm giảm sức sống, giảm ưu thể lại và giảm năng suất.

Câu 4: 

Khi tự thụ phấn, các cá thể có xu hướng giao phối với chính mình hoặc với những cá thể có quan hệ họ hàng gần. Điều này dẫn đến sự tăng dần tần số các alen giống nhau kết hợp với nhau, tạo ra các kiểu gen đồng hợp. Ngược lại, các alen khác nhau có ít cơ hội kết hợp, làm giảm tần số kiểu gen dị hợp.

Câu 5: 

Chọn lọc tự nhiên là quá trình các cá thể có kiểu gen thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và để lại nhiều đời con hơn so với các cá thể có kiểu gen kém thích nghi. Qua nhiều thế hệ, tần số của các alen có lợi sẽ tăng lên, trong khi tần số của các alen có hại sẽ giảm đi.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác