Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 9 CTST bài 1: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1:Đoạn thơ sau trích trong bài Quê hương của Tế Hanh. Hãy điền vào chỗ trống cuối các dòng thơ một trong các từ: ngày sông, mai hồng, trường giang, hồn làng

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa /..../

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm /..../

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt /..../

Cánh buồm trương, to như mảnh /..../

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Câu 2: Điền các từ sau đây phơ phất, hoài xuân, gõ cửa sao cho đúng vần:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ /..../

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng /..../

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới /..../

(Trích “Vội vàng” – Xuân Diệu)" 

Câu 3: Đoạn thơ sau trong bài 'Tựu trường' của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thứ ba. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng.

Giờ nao nức của một thời trẻ dại

Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương!

Những chàng trai mười lăm tuổi rộn rã,

Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.

Câu 4:Trước khi làm một bài thơ tám chữ, em cần chuẩn bị những gì?

Câu 5: Một bài thơ tám chữ có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật như thế nào để tạo sự sinh động?


Câu 1:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

Câu 2:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng hoài xuân

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới gõ cửa

Câu 3:

Đoạn thơ trong bài “Tựu trường” của Huy Cận đã bị chép sai ở câu thơ thứ ba với từ “rộn rã”. Âm tiết cuối của câu thơ này phải mang thanh bằng và hiệp vần với chữ “gương” ở cuối câu thơ trước đó; đồng thời cụm từ “vào trường” còn có tác dụng liên kết về ý với toàn bài.

- Sửa lại:

Giờ náo nức của một thời trẻ dại

Hỡi ngói nâu, hỡi tường trắng, cửa gương

Những chàng trai mười lăm tuổi vào trường

Rương nho nhỏ với linh hồn bằng ngọc.

Câu 4:

-Xác định chủ đề: Chọn chủ đề rõ ràng như tình yêu quê hương, vẻ đẹp thiên nhiên hoặc cảm xúc cá nhân.
- Xây dựng ý tưởng và hình ảnh: Liệt kê các hình ảnh và từ ngữ liên quan đến chủ đề để bài thơ trở nên phong phú và sinh động.
- Hiểu cấu trúc thơ tám chữ: Mỗi câu có tám chữ, thường được chia nhịp 3/5 hoặc 4/4, và chú ý đến cách gieo vần để tạo nhạc tính.
- Tìm cảm hứng: Quan sát thực tế hoặc tham khảo các bài thơ nổi tiếng để mở rộng ý tưởng và sáng tạo.
- Lựa chọn từ ngữ và biện pháp tu từ: Dùng từ giàu hình ảnh và áp dụng biện pháp tu từ hợp lý để tăng tính biểu cảm cho bài thơ.
- Hoàn thiện và chỉnh sửa: Đọc lại bài thơ, kiểm tra nhịp điệu và cảm xúc, đồng thời sửa chữa các câu chưa phù hợp để đảm bảo sự mạch lạc và nhất quán.

Câu 5:

Để tạo sự sinh động cho một bài thơ tám chữ, người viết có thể sử dụng đa dạng các biện pháp nghệ thuật. Trước tiên, ẩn dụ và nhân hóa thường được dùng để biến những hình ảnh quen thuộc trở nên giàu sức sống, như việc gán cho sự vật vô tri vô giác những đặc điểm của con người. Bên cạnh đó, điệp ngữ giúp nhấn mạnh cảm xúc, còn hoán dụ lại cô đọng ý nghĩa thông qua việc biểu đạt một phần thay cho toàn bộ. So sánh cũng là một biện pháp quan trọng, tạo sự liên tưởng mạnh mẽ, trong khi điệp âm và vần điệu giúp bài thơ thêm nhạc tính. Đôi khi, người viết còn sử dụng biện pháp đối lập để làm nổi bật sự tương phản giữa các hình ảnh hoặc ý tưởng. Cuối cùng, việc xây dựng những hình ảnh giàu sức gợi sẽ khơi dậy cảm xúc và trí tưởng tượng của người đọc, khiến bài thơ trở nên sâu sắc và lôi cuốn hơn. Với sự kết hợp hài hòa các biện pháp nghệ thuật này, bài thơ tám chữ sẽ dễ dàng chạm đến trái tim người đọc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác