Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu ngữ văn 12 ctst bài 7: Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm?

Câu 2: Tóm tắt nội dung đoạn trích theo cách hiểu của em?

Câu 3: Cuộc đối thoại giữa Xuân Tóc Đỏ với ông bà Văn Minh và ông Typn đặc điểm gì?

Câu 4: Xuân đã học được gì ở tiệm nay Âu Hóa?

Câu 5: Quan niệm của ông Tuyn trong việc "cải cách trang phục" nói riêng và "cải cách xã hội" nói chung với Xuân là gì?

Câu 6: Quan niệm của ông Tuyn trong việc “cải cách trang phục” nói riêng và “cải cách xã hội” nói chung với bà Typn là gì?


Câu 1: 

* Giá trị nội dung

- Văn bản tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc, đó là cuộc cải cách văn hóa nói chung và cải cách thời trang nói riêng, từ đó, phê phá, bóc trần sự giả dối, kệch cỡm của cuộc cải cách văn hóa này.

* Giá trị nghệ thuật

- Ngôn từ hấp dẫn, lối miêu tả các hình ảnh quen thuộc.

Câu 2: 

Văn bản tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc, đó là cuộc cải cách văn hóa nói chung và cải cách thời trang nói riêng, từ đó, phê phá, bóc trần sự giả dối, kệch cỡm của cuộc cải cách văn hóa này.

Câu 3: 

- Thời điểm: Buổi trưa

- Ý nghĩa:

+ Với ông bà Văn Minh, đây là lúc giao cho Xuân một công việc thực chất chỉ là dọn dẹp, lau chùi nhưng được khoác lên cái vỏ mĩ miều “giúp xã hội trong việc Âu hóa”.

+ Với ông Typn, đây là lúc giao cho Xuân làm “văng-đơ” bán hàng nhưng được khoác lên cái vỏ mĩ miều “chỉ bảo cho khách có một cái gu”.

=> Đoạn đối thoại này chuẩn bị cho Xuân không chỉ kiến thức về các mốt thời trang, mà còn giúp hắn nhận thấy sự “hai mặt” của tiệm may Âu hóa và công việc cải cách thời trang này, giúp hắn phát huy triệt để sự “hai mặt” ấy trong đoạn tiếp theo.

Câu 4: 

- Công việc ở tiệm may dạy cho Xuân về những giá trị ảo, lòe loẹt nhưng rỗng tuếch của xã hội thượng lưu Hà Nội thời thuộc địa và sự mánh khóa, giả dối, hai mặt của xã hội đó. Điều này thể hiện ở cả vợ chồng Văn Minh, ông Typn và ông nhà báo.

- Xuân đã học rất nhanh những cái tên lòe loẹt (ngây thơ, chinh phục,…) của những bộ trang phục vốn dĩ chỉ là lố lăng, hở hang; những mánh khóe bán hàng bằng cách lên mặt ban ơn cho khách hàng và xã hội.

- Đồng thời, Xuân cũng hiểu rất nhanh cái gọi là giá trị “văn minh”, đó chỉ là cái vỏ giả dối che đậy sự ích kỉ, bảo thủ bên trong.

=> Tất cả điều đó được Xuân vận dụng triệt để trong hành trình tiến thân sau này, khi hắn ta dùng manh khóe và sự giả dối của giai cấp thượng lưu để lừa gạt chính họ, leo lên vị trí rể nhà Văn Minh và anh hùng cứu quốc.

Câu 5: 

- Với Xuân:

+ … anh phải biết tên các đồ hàng, các mốt y phục, để cho khách vào hàng thì có thể chỉ bảo cho khách có một cái gu!

+ Mỗi khi có một người bằng lòng may một bộ y phục tân thời, thế là nước nhà lại có thêm một người tiến bộ.

+ Lạm quyền! Đấy là công việc của tay-ơ, là của tôi! Là của một mình tôi!

Câu 6: 

+ Câm đi! Thối chưa?

+ Khi người ta nói phụ nữ … là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta!

+ Đàn bà cứ nhốt trong buồng.

- Tích cách của ông Typn: Thô bạo, lỗ mãng với người yếu thế hơn mình (như Xuân và vợ mình), nhưng lại tỏ ra kẻ cả, cao ngạo, đạo đức giả.

- Quan niệm của ông Typn về việc “cải cách trang phục” và “cải cách xã hội”: Phụ nữ cần thay đổi trang phục tân thời, nhưng vợ ông thì không; xã hội cần Tây hóa, nhưng gia đình ông vẫn phải theo lối cổ. Như vậy, có thể thấy lời kêu gọi cải cách của ông chỉ là giả dối, sáo rỗng, là một cách để ông khoe khoang cái danh xưng nhà mĩ thuật “tiến bộ”.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác