Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 12 ctst bài 4: Thực hành tiếng Việt

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: So sánh sự khác biệt giữa ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật. Hãy nêu ít nhất ba điểm khác nhau?

Câu 2: Khi nào nên sử dụng ngôn ngữ thân mật?

Câu 3: Có những cách nào để thể hiện ngôn ngữ thân mật trong tiếng Việt?

Câu 4: Ngôn ngữ thân mật có ảnh hưởng đến mối quan hệ không?


Câu 1:

 Ngôn ngữ trang trọngNgôn ngữ thân mật
Mục đích sử dụngĐược sử dụng trong các tình huống chính thức, nhằm thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc. Dùng trong các tình huống không chính thức, thể hiện sự gần gũi và thân thiết.
Từ vựngSử dụng từ vựng phong phú, chính xác và ít sử dụng từ lóng.Sử dụng từ ngữ đơn giản, gần gũi và thường có từ lóng.
Cấu trúc câuThường có cấu trúc câu phức tạp và dài hơn, thể hiện sự chặt chẽ trong lập luận.Câu ngắn gọn, dễ hiểu và có thể không cần quá nhiều chi tiết.

Câu 2:

Ngôn ngữ thân mật thường được sử dụng trong các tình huống giao tiếp với bạn bè, gia đình, người thân thiết hoặc trong các tình huống không chính thức..

Câu 3: 

Một số cách thể hiện ngôn ngữ thân mật trong tiếng Việt là sử dụng từ xưng hô thân mật (ví dụ: "mày", "tao", "cậu", "tớ"), cách nói giảm nói tránh, hay việc lược bỏ các yếu tố trang trọng trong câu.

Câu 4: 

Có, ngôn ngữ thân mật giúp xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn, tạo sự thoải mái trong giao tiếp, tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc không đúng lúc, nó có thể gây hiểu lầm hoặc làm giảm sự tôn trọng.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác