Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Lịch sử và địa lí 5 KNTT Bài 4: Dân cư và dân tộc ở Việt Nam

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu hỏi 1: Tại sao dân cư nước ta lại tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển?

Câu hỏi 2: Trình bày những hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí

Câu hỏi 3: Giải thích tại sao Việt Nam có sự đa dạng về dân tộc và văn hóa?

Câu hỏi 4: Lậo bảng so sánh sự khác biệt về văn hóa và phong tục tập quán giữa dân tộc Kinh và một dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam.

Câu hỏi 5: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đóng góp như thế nào vào sự phong phú của nền văn hóa dân tộc Việt Nam?

Câu hỏi 6: Tại sao việc bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số lại quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội Việt Nam?


Câu hỏi 1: 

Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển do các lý do sau:

  • Điều kiện tự nhiên thuận lợi: Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, thích hợp cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác.
  • Giao thông thuận tiện: Các vùng ven biển có nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thương, phát triển kinh tế và du lịch.
  • Phát triển kinh tế: Khu vực đồng bằng và ven biển có nhiều khu công nghiệp, dịch vụ phát triển, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút dân cư.
  • Cơ sở hạ tầng tốt: Hệ thống giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ công cộng phát triển hơn ở đồng bằng và ven biển, làm cho cuộc sống thuận tiện hơn so với miền núi.

Câu hỏi 2: 

Hậu quả của việc phân bố dân cư chưa hợp lí:

  • Ở các vùng đồng bằng và đô thị, mật độ dân số cao dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tắc nghẽn giao thông, quá tải cơ sở hạ tầng như y tế, giáo dục và nhà ở.
  • Kinh tế phát triển không đồng đều: Các vùng đồng bằng và đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa lại kém phát triển do thiếu nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng.
  • Khai thác tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả: Ở các vùng thưa dân, tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, khoáng sản không được khai thác và sử dụng hợp lí, gây lãng phí.
  • Môi trường bị ảnh hưởng: Các khu vực đông dân cư dễ bị ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt quá mức.

Câu hỏi 3: 

Việt Nam có sự đa dạng về dân tộc và văn hóa vì:

  • Vị trí địa lý: Nằm ở ngã tư giao thoa văn hóa Đông Nam Á. => tạo điều kiện cho sự trao đổi và ảnh hưởng văn hóa từ các khu vực lân cận, như Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia Đông Nam Á khác
  • Lịch sử hình thành và phát triển: Quá trình lịch sử lâu dài với nhiều cuộc di cư và giao lưu văn hóa. Qua thời gian, các nhóm dân tộc hình thành, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ, tập quán, và phong tục riêng
  • Số lượng dân tộc: 54 dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục và văn hóa riêng.
  • Môi trường tự nhiên đa dạng: Việt Nam có nhiều loại địa hình như đồng bằng, miền núi, cao nguyên và ven biển. Điều này tạo nên các cộng đồng dân tộc sinh sống ở các vùng khác nhau, phát triển văn hóa riêng biệt phù hợp với môi trường sống và điều kiện tự nhiên.
  • Sự bảo tồn và phát huy truyền thống: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam rất coi trọng việc giữ gìn và truyền lại các giá trị văn hóa truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần duy trì và phát triển sự đa dạng văn hóa trong đời sống cộng đồng.

Câu hỏi 4:

Tiêu chí

Dân tộc Kinh

Dân tộc Thái

Nơi cư trú

Đồng bằng, ven biển và các đô thị lớn

Miền núi, vùng Tây Bắc Việt Nam

Trang phục truyền thống

Nam giới: áo dài, quần tây. Phụ nữ: áo dài, khăn đóng

Nam: áo cánh ngắn, quần chàm. Nữ: áo cóm, váy đen

Nhà ở

Nhà ở chủ yếu là nhà đất, nhà mái ngói hoặc bê tông

Nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá hoặc tranh

Ngôn ngữ

Tiếng Việt

Tiếng Thái

Lễ hội truyền thống

Tết Nguyên Đán, lễ hội làng,….

Lễ hội Xên bản, Xên mường (cúng bản, mường)

Phong tục hôn nhân

Cha mẹ thường mai mối, tổ chức lễ cưới linh đình

Có tục ở rể, hôn nhân thường tổ chức đơn giản

Ẩm thực

Cơm, phở, bánh chưng, bánh giầy

Cơm nếp, thịt trâu gác bếp, món nướng

Câu hỏi 5: 

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đóng góp vào sự phong phú của nền văn hóa dân tộc qua các khía cạnh sau:

  • Phong tục và tập quán: Mỗi dân tộc có phong tục, lễ hội và nghi lễ riêng, tạo sự đa dạng trong cách sống và truyền thống.
  • Ngôn ngữ: Đa dạng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số làm phong phú thêm nền văn hóa ngôn ngữ Việt Nam.
  • Nghệ thuật và văn hóa dân gian: Các hình thức nghệ thuật như âm nhạc, múa và truyện kể góp phần làm giàu di sản văn hóa.
  • Ẩm thực: Món ăn đặc trưng của từng dân tộc tạo nên sự đa dạng trong ẩm thực Việt Nam.
  • Kiến trúc: Nhà ở và công trình kiến trúc mang đậm bản sắc dân tộc, như nhà sàn của người Thái, nhà rông của người Ba Na.
  • Giá trị tinh thần: Các giá trị tâm linh và tín ngưỡng độc đáo, như thờ cúng tổ tiên, làm phong phú đời sống tinh thần của người Việt

Câu hỏi 6:

Việc bảo tồn văn hóa của các dân tộc thiểu số rất quan trọng đối với sự phát triển chung của xã hội Việt Nam vì:

  • Đảm bảo đa dạng văn hóa: Giữ gìn sự phong phú cho nền văn hóa Việt Nam.
  • Gìn giữ bản sắc dân tộc: Duy trì các giá trị truyền thống và tạo sự tự hào trong cộng đồng.
  • Khuyến khích phát triển bền vững: Bảo tồn văn hóa liên quan đến sinh hoạt hòa hợp với thiên nhiên.
  • Thúc đẩy du lịch văn hóa: Tạo nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch, mang lại lợi ích kinh tế.
  • Tăng cường sự đoàn kết xã hội: Thúc đẩy hòa hợp giữa các dân tộc, tạo xã hội ổn định.
  • Giáo dục và nhận thức: Giáo dục thế hệ trẻ về giá trị di sản văn hóa.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác