Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Khoa học tự nhiên 9 kntt bài 18: Tính chất chung của kim loại

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Tại sao vàng để lâu trong không khí vẫn sáng đẹp?

Câu 2: Cho biết hiện tượng khi cho dây sắt được đốt nóng tác dụng với khí chlorine. Viết phương trình hóa học minh họa.

Câu 3: Hãy nêu một số ứng dụng của kim loại trong đời sống.

Câu 4: Quan sát Hình 18.3, mô tả quá trình và hiện tượng xảy ra.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 5: Hãy đề xuất phương pháp hóa học phân biệt Na và Ag. Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có).

Câu 6: Một trong những cách nhận biết trang sức được làm bằng vàng thật hay vàng giả là sử dụng bông gòn thấm dung dịch nitric acid rồi bôi lên bề mặt vàng. Hãy cho biết các trường hợp có thể xảy ra. Chỉ ra trường hợp nào là vàng thật, trường hợp nào là vàng giả và giải thích.


Câu 1: 

Vì vàng không tác dụng với khí oxygen trong không khí nên vẫn giữ được tính ánh kim

Câu 2: 

- Hiện tượng: Sắt cháy trong khí chlorine tạo thành muối iron (III) chloride màu nâu đỏ.

Phương trình: 2Fe + 3Cl2 Tech12h 2FeCl3

Câu 3: 

- Vàng được dùng làm đồ trang sức.

- Đồng được dùng làm lõi dây điện.

- Nhôm được dùng làm xoong, nồi, chảo.

- Thép được dùng trong xây dựng, cầu đường,…

Câu 4: 

Đun nóng chảy một mẩu natri rồi đưa nhanh vào bình khí chlorine có màu vàng lục, natri cháy trong khí chlorine tạo thành tinh thể muối ăn có màu trắng.

Câu 5: 

- Thả 2 kim loại trên vào nước, kim loại tan trong nước là Na, Ag không tan trong nước.

Phương trình: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 6: 

Có 2 trường hợp có thể xảy ra:

- Khi bề mặt trang sức gặp dung dịch acid, nếu tạo ra nước và muối ⇒ vàng giả.

- Khi bề mặt trang sức gặp dung dịch acid, nếu không có hiện tượng gì xảy ra ⇒ vàng thật.

Giải thích: Vì vàng không tác dụng với dung dịch acid.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác