Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 9 CTST bài 5: Thúy Kiều báo ân, báo oán (Nguyễn Du)

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1:Trình bày hiểu biết của em về tác giả

Câu 2:Bài thơ được viết theo thể loại nào? Nêu bố cục của bài thơ

Câu 3:Tóm tắt bài thơ Thuý Kiều báo ân, báo oán.

Câu 4: Nội dung chính của bài thơ Thuý Kiều báo ân, báo oán là gì?

Câu 5: Trình bày đặc điểm của nghệ thuật bài thơ Thuý Kiều báo ân, báo oán.


Câu 1:

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tục gọi là Đồ Chiểu

- Quê quán: sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố HCM); quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời:

+ Năm 1843, ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi

+ Năm 1849, ông bị mù. Tuy nhiên không đầu hàng số phận, ông về Gia Định dạy học và bốc thuốc.

+ Khi thực dân Pháp xâm lược Nam Kì, ông tích cực tham gia vào phong trào kháng chiến

+ Khi cả Nam Kì rơi vào tay giặc, ông về sống tại Ba Tri (Bến Tre), nêu cao tinh thần bất khuất cho đến lúc mất

- Sự nghiệp văn chương

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc, ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm truyền bá đạo lí làm người, lòng yêu nước và ý chí cứu nước...

+ Tác phẩm chính: Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ- Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Thơ điếu Trương Định...

- Quan điểm sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà’’

Câu 2:

Thể loại: lục bát 

Bố cục chia 2 phần: 

- Phần 1: Lục Vân Tiên đáng cướp

- Phần 2: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Câu 3:

Đoạn “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả cảnh Kiều đền ơn đáp nghĩa những người đã cưu mang giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác. Qua ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du , chúng ta thấy được tấm lòng nhân nghĩa vị tha của Kiều và ước mơ công lí chính nghĩa của nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cầm cán cân công lí; “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”

Câu 4:

- Đoạn trích miêu tả cảnh báo ân báo oán đối với hai nhân vật là Thúc Sinh và Hoạn Thư, qua đó làm nổi bật tấm lòng nhân nghĩa, cao thượng của Thúy Kiều.

- Thể hiện ước mơ công lí, chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức sẽ đứng lên cầm cán cân công lý

Câu 5:

Đoạn trích bộc lộ tài năng của Nguyễn Du về nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.

- Qua những đối đáp của Thúy Kiều với Thúc Sinh và Hoạn Thư, có thể thấy Thúy Kiều đã tự bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình một cách hết sức tự nhiên (tấm lòng trân trọng, biết ơn với Thúc Sinh qua cách nói trang trọng, giàu ước lệ; nỗi đau đớn tủi nhục không nguôi trước sự hành hạ của Hoạn Thư khiến Kiều cũng có những lời lẽ sắc sảo, chua chát, có phần nghiệt ngã).

- Những lí lẽ gỡ tội của Hoạn Thư cũng bộc lộ rõ tính cách của con người “nói lời ràng buộc thì tay cũng già”


Bình luận

Giải bài tập những môn khác