Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 12 ctst bài 2: Lão Hạc (Nam Cao)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của nhà văn Nam Cao? 

Câu 2: Xác định ngôi kể, điểm nhìn và chỉ ra tác dụng của cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn đó trong văn bản? 

Câu 3: Em hãy tóm tắt văn bản “Lão Hạc”

Câu 4: Em hãy nêu giá trị nội dung của văn bản “Lão Hạc”.


Câu 1: 

Nam Cao: (1915 - 1951), tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân tỉnh Hà Nam. Ông là một trong những nhà văn hiện đại xuất sắc của văn học Việt Nam. Ông đặc biệt thành công ở lĩnh vực truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu như: Chí Phèo, Lão Hạc,…

Câu 2: 

Ngôi kể: Thứ nhất

Điểm nhìn: Từ nhân vật ông giáo

Tác dụng: Toàn bộ cuộc đời của lão Hạc hiện lên qua cái nhìn, cảm xúc và suy nghĩ của ông giáo, kể cả những hiểu lầm hoặc đánh giá lầm của chính bản thân ông về lão Hạc. Thể hiện rõ tính cách nhân từ tốt bụng và những nỗ lực muốn thấu hiểu con người của ông giáo.

Câu 3: 

Truyện "Lão Hạc" là câu chuyện do ông Giáo kể về cuộc đời bất hạnh của người hàng xóm tên Lão Hạc. Lão Hạc đã già và sống dựa vào việc làm thuê cùng với mảnh vườn nhỏ để kiếm sống. Vợ lão đã mất từ lâu, và người con trai, vì hoàn cảnh nghèo khó, đã bỏ đi làm ở đồn điền cao su miền Nam. Đau đớn thay, sau một trận bão lớn, hoa màu trong vườn của lão bị phá hủy hoàn toàn. Thêm vào đó, lão còn phải trải qua một cơn bệnh nặng, khiến toàn bộ số tiền tiết kiệm của lão cũng tiêu tán. Trong hoàn cảnh cùng quẫn, lão quyết định bán cậu Vàng, con chó mà con trai lão để lại trước khi ra đi, một người bạn trung thành đã gắn bó lâu dài với lão. Sau khi bán chó, lão vô cùng đau khổ và tự trách mình. Lão đến nhà ông Giáo để tâm sự và gửi toàn bộ số tiền dành dụm cho ông để khi con trai lão trở về, ông Giáo sẽ trao lại cho con. Vài ngày sau, lão xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc đời đầy đau khổ của mình. Cái chết của lão Hạc là sự ra đi đau đớn và vật vã, và chỉ có những người hàng xóm hiểu rõ hoàn cảnh đau thương của lão mới cảm nhận được nỗi đau của lão.

Câu 4: 

Phản ánh hiện thực xã hội: Truyện khắc họa rõ nét cuộc sống khốn khó, bế tắc của người nông dân Việt Nam dưới chế độ cũ. Lão Hạc là đại diện cho những người nông dân nghèo khổ, bị đẩy vào đường cùng, không có lối thoát.

Ca ngợi phẩm chất cao quý của con người: Dù sống trong nghèo khổ, lão Hạc vẫn giữ trọn phẩm giá của một con người. Tình yêu thương con, lòng tự trọng, ý thức về danh dự của lão đã khiến người đọc vô cùng cảm động.

Lên án xã hội bất công: Qua số phận bi thảm của lão Hạc, tác giả lên án một xã hội bất công, đẩy con người vào những tình huống đau khổ.

Thể hiện tình yêu thương con người: Truyện ngắn thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của nhà văn đối với những người nông dân nghèo khổ.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác