Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 12 ctst bài 2: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Em hãy đọc và nêu những nét nổi bật về cuộc đời – sự nghiệp của nhà văn Thạch Lam.

Câu 2: Em hãy nêu bố cục của văn bản và nội dung từng phần văn bản? 

Câu 3: Em hãy tóm tắt văn bản “Hai đứa trẻ”

Câu 4: Em hãy xác định ngôi kể, điểm nhìn trong văn bản và cho biết tác dụng của ngôi kể, điểm nhìn ấy trong việc khắc họa nhân vật và thể hiện chủ đề tác phẩm?


Câu 1: 

Thạch Lam: (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân. Quê quán: quê nội ở Quảng Nam nhưng ông sinh ra tại Hà Nội có nhiều năm tháng tuổi thơ sống ở quê ngoại, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông là một trong những nhà văn quan trọng của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông để lại những tac phẩm đặc sắc thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tiểu thuyết Ngày mới, tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, tiểu luận Theo giòng….

Câu 2: 

- 3 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “nhỏ dần về phía làng”: Cảnh phố huyện lúc chiều tàn.

+ Phần 2: Tiếp theo cho đến “có những cảm giac mơ hồ không hiểu”: Cuộc sống phố huyện khi về đêm.

+ Phần 3: Còn lại: Cảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện.

Câu 3: 

Hai đứa trẻ là xoay quanh nhân vật chính là Liên và An. Hai chị em đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn diệu. Xung quanh chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của những kiếp người lay lắt nơi đây. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện.

Câu 4: 

Ngôi kể: Thứ ba.

Điểm nhìn: Ngôi thứ ba hạn tri.

Tác dụng:

+ Với điểm nhìn và ngôi kể như thế này giúp các sự kiện, chi tiết trong truyện hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Liên một cách đầy chân thật và cảm xúc. 

+ Thể hiện rõ tính cách cũng như tâm hồn của nhân vật Liên: ngây thơ, thuần hậu và trong sáng, nhân hậu cũng như thấu cảm với những cảnh đời nghèo khổ, tinh tế và nhạy cảm trước mọi biến động của cảnh vật.

+ Duy trì sự khách quan tương đối của lời kể.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác