Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Kinh tế pháp luật 12 cd bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Em nêu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế. 

Câu 2: Em hãy nêu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 

Câu 3: Hội nhập kinh tế quốc tế có lợi ích gì? 

Câu 4: Xét theo mức độ tham gia của mỗi quốc gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, có các mức độ cơ bản nào? 

Câu 5: Em hãy nêu hiểu biết của mình về Hiệp định song phương Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA).


Câu 1: 

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới dựa trên cơ sở cùng có lợi và tuân thủ các quy định chung

Câu 2: 

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam: 

  • 1975: Thống nhất đất nước 
  • 1986: Đổi mới
  • 1995: Gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ 
  • 1998: Gia nhập APEC
  • 2007: Gia nhập WTO 
  • 2008: Kí kết hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản 
  • 2015: Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Kí kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
  • 2018: Ki kết hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
  • 2020: Kí kết hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)

Câu 3: 

  • Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập của các tầng lớp dân cư.
  • Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí,... cho quá trình phát triển của mình.

Câu 4:

Xét theo mức độ tham gia của mỗi quốc gia vào hội nhập kinh tế quốc tế, có các mức độ cơ bản từ thấp đến cao như sau:

+ Thoả thuận thương mại ưu đãi là thoả thuận giữa các bên tham gia nhằm hạ thấp một phần hàng rào thuế quan cho nhau và duy trì hàng rào đó với các bên khác không tham gia thoả thuận.

+ Hiệp định thương mại tự do là thoả thuận giữa các bên tham gia nhằm xoá bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng vẫn duy trì chính sách thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài hiệp định.

+ Liên minh thuế quan là hình thức xoá bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế quan đổi với hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.

+ Thị trưởng chung được thành lập bởi các quốc gia trong một khu vực địa lí để thúc đẩy tự do thương mại, tự do di chuyển lao động và vốn giữa các thành viên.

+ Liên minh kinh tế là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung, đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh

Câu 5: 

Hiệp định song phương Việt Nam Nhật Bản (VJEPA): Là hiệp định được kí kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đang là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Hợp tác song phương giữa hai nước đã góp phần thúc đẩy liên kết đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia. Trong lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, với 4978 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đăng kí gần 69 tỉ USD tỉnh đến tháng 12/2022, đứng thứ 3 trong số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác