Các kí hiệu in trên đồ nhựa gia dụng có ý nghĩa gì? Hãy quan sát các kí hiệu in trên các vật dụng bằng nhựa trong gia đình em và tìm hiểu xem chúng được làm từ loại nhựa nào, cần lưu ý gì khi sử dụng.

III. MỘT SỐ VẬT LIỆU POLYMER PHỔ BIẾN

Câu hỏi 1: Các kí hiệu in trên đồ nhựa gia dụng có ý nghĩa gì? Hãy quan sát các kí hiệu in trên các vật dụng bằng nhựa trong gia đình em và tìm hiểu xem chúng được làm từ loại nhựa nào, cần lưu ý gì khi sử dụng.


Các kí hiệu in trên đồ nhựa gia dụng có ý nghĩa là:

Kí hiệu

Tên

Ý nghĩa

Thường thấy ở

Lưu ý khi dùng

Nhựa polyethlene terephtalate

Có thể tái chế nhưng cần rửa sạch

Chai nhựa, chai nước ngọt, chai dầu gội, nước súc miệng,…

Dùng nhựa PET để uống nước thì cứ 3 tháng thay cái mới và chỉ nên đựng nước nóng dưới 50 oC

Nhựa có tỉ trọng polyethylen cao

Có thể tái chế

Sữa hộp, chai thuốc tẩy, nước rửa chén,…

Khó làm sạch, nếu không loại bỏ hết thì chất bẩn sẽ trở thành ổ vi khuẩn độc hại

Nhựa polyvinyl clorua

Rất độc, không thể tái chế

Áo mưa, vật liệu xây dựng (ống nước), …

Không được cho vào lò vi sóng, lò nướng

Nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp

Có thể tái chế

Túi nhựa đựng thức ăn, hộp đựng thực phẩm,…

Không cho vào lò vi sóng

Nhựa polypropylene

Có thể tái chế

Hộp đựng thực phẩm, chai đựng sốt cà chua,…

Không tái sử dụng chai, hộp nhựa mỏng

Nhựa polystyrene

Độc hại, không thể tái chế

Cốc nhựa, khay đựng thịt, khay trứng,…

Không đựng thức ăn nóng (trên 70 độc C), không nên cho vào lò vi sóng

Còn lại (chủ yếu là nhựa polycarbonate và tritan)

Không thể tái chế

Chai nước loại nhiều lít, chai nước hoa quả,…

Chọn loại có chữ BPA Free hoặc có giấy chứng nhận của Bộ Y tế.

 

Ngoài ra, còn có các kí hiệu:


Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 32: Polymer (P2)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác