Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ kết nối tri thức . Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích
Đề 15 : Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian thể hiện qua đoạn trích
Bài tham khảo 1 :
Châm biếm là thủ pháp dùng lời lẽ, tranh vẽ hay những màn trình diễn nghệ thuật sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần thực chất xấu xa của những đối tượng (cá nhân) và hiện tượng trong xã hội. Trong đoạn trích điều đó được thể hiện qua tiếng cười về thói tham lam của một bộ phận quan lại vô đạo đức trong xã hội xưa. Đó là thực tế từng có trong quá khứ. Những tưởng xử kiện sẽ lấy lại được công bằng, quan sẽ anh minh nhưng không. Quan tham, ăn tiền hối lộ của dân, xử án theo đồng tiền đáng khinh bỉ và rẻ mạt. Đó là những người không xứng để làm quan của dân. Một sự lên án của vợ tuồng này đối với xã hội xưa. Và không chỉ ở xã hội xưa mà đến hôm nay, thực tế, vẫn tồn tại không ít một số người có chức quyền ăn chặn tiền dân, tham nhũng đáng chê trách. Quả thực, họ đã phụ lòng dân, phụ sự tín nhiệm của dân và làm mất hình ảnh tốt về nhà nước trong suy nghĩ của nhân dân.
Bài tham khảo 2 :
Tiếng cười châm biếm đã thể hiện thói tham nhũng, xử kiện dựa trên đồng tiền của một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ. Tác giả để cho nhân vật tự giới thiệu, bộc lộ bản chất của mình thông qua lời thoại, cử chỉ và ngôn ngữ, không cần dùng đến một từ ngữ phê phán hay bình luận nào. Đây là một cách thể hiện rất khéo léo. Thông qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người. Tiếng cười được gửi gắm trong tác phẩm vừa sâu cay vừa mang ý nghĩa phê phán sâu sắc.
Bài tham khảo 3 :
Trong đoạn trích Huyện đường chúng ta sẽ thấy hiện lên những tiếng cười châm biếm của tác giả dân gian. Những tiếng cười châm biếm thói tham nhung. Những tưởng những vị quan xét xử là những người phải công minh để tìm lại công bằng cho người dân. Nhưng vì những đồng tiền mà một bộ phận quan lại thối nát vô lương tâm trong xã hội cũ đã làm những điều sai trái. Qua câu chuyện ở huyện đường, tác giả vừa châm biếm vừa phê phán tầng lớp quan lại, nhưng đồng thời cũng phơi bày trước mắt bạn đọc một xã hội lừa lọc, thủ đoạn và thiếu tình người.
Bình luận