Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ kết nối tri thức . Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
Đề 1:Viết đoạn văn ( khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong một truyện thần thoại đã học hoặc tự đọc thêm.
Bài tham khảo 1 :
Truyện “ Nữ thần Lúa” là truyện thần thoại Việt Nam, ngoài việc lí giải sự ra đời của cây lúa, câu chuyện còn giải thích được phong tục cúng nữ thần Lúa ở mọi nơi. Truyện không chỉ gây hấp dẫn bởi nội dung câu chuyện mà còn sử dụng yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện trở nên nổi bật. Nổi bật là chi tiết nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Chi tiết này nhằm lý giải sự phát triển theo từng giai đoạn của bông lúa, và trí tưởng tượng phong phú của tác giải dân gian. Việc sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân; tín ngưỡng thờ thần của dân tộc Việt Nam.
Bài tham khảo 2 :
Truyện “ Nữ Oa vá trời” là truyện thần thoại Trung Quốc, kể việc Nữ Oa ngày đêm không quản khó khăn, vất vả, một mình đội đá để cứu rỗi muôn loài. Nổi bật nhất là chi tiết nữ thần chọn đá ngũ sắc, chất lên thành núi, đốt lửa luyện đá thành keo rồi lần lượt vá hết các vết thủng trên vòm trời, lấy bốn chân lực lưỡng của con rùa khổng lồ đem dựng ở bốn phương trái đất làm cột chống trời hết sức vững chãi. Vòm trời được nâng cao, ánh sáng trở lại chan hòa còn lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước lũ lan tràn trừ được tai họa do Thủy Thần gây ra, giết con rồng đen hung dữ, xua đổi các loài ác thú vẫn thường quấy phá khắp nơi, lấy ống sậy ghép lại với nhau thành một loại nhạc cụ hình giống đuôi con chim phượng rồi giao cho con cháu thổi lên nghe réo rắt vui tai. Câu chuyện mang ý nghĩa giải thích quá trình phấn đấu khắc phục những tai họa lớn do thiên nhiên gây ra, đồng thời ca ngợi ý chí và sức lực phi thường của con người, thông qua hình tượng đẹp đẽ người mẹ thương con, hết lòng chăm lo đến cuộc sống yên vui của con cái. Việc sử dụng yếu tố kì ảo giúp tô đậm thêm tính kì lạ, cao quý của các nhân vật sự kiện; thần linh hóa, thiêng liêng hóa nguồn gốc dân tộc để con con cháu đời sau thêm tôn kính tổ tiên; làm tăng thêm sự hấp dẫn của câu chuyện.
Bài tham khảo 3 :
Truyện “ Vị thần Điềm Đạm” là truyện thần thoại Nhật Bản, cho thấy nếu chúng ta biết làm chủ cảm xúc bản thân thì sẽ không còn thấy sợ hãi trước quyền uy nào nữa. Nổi bật ở câu chuyện đó là sử dụng yếu tố kì ảo cụ thể : Tôi là thần Điềm Đạm. Tôi là kẻ huấn luyện cảm giác. Tôi là kẻ đã làm chủ cảm giác tôi rồi. Còn các Ngài, các Ngài chỉ là những người làm tôi mọi nó vì chính các Ngài đã không thể chế ngự nó. Quyền bá chủ, là người này. Sức mạnh thật, nơi tâm hồn điềm tĩnh của người này! Hơn cả sự điều khiển sự vật, người này đã khéo léo biết điểu khiển dục tình của mình. Bất kỳ là một thế lực nào, nếu còn bị một thế lực khác đánh ngã, không còn gọi được là sức mạnh nữa. Người này không phô trương những thế lực vô ích như thế, rõ là người có sức mạnh trên hết. Cho dù là những ám thị những dẫn dụ nào, cũng không làm nao núng tâm hồn người này được. Trái lại, người này đã thấy hết, và khéo léo lợi dụng cả thảy để làm tôi mọi cho mình. Nếu các vị tin cậy nơi sự phê phán của tôi, thì tôi xin nói thật: “Vị thần Điềm Đạm này xứng đáng là chúa tể của tất cả chúng ta!”. Câu chuyện mang đến cho chúng ta triết lý Tự chủ là đức tính quan trọng nơi con người, đức tính tự chủ không chỉ giúp ta biết chế ngự dục vọng mà còn mở ra với mọi người, giúp ta làm chủ những cảm xúc nóng giận nơi ta; rèn luyện đức tính tự chủ giúp ta khi gặp phong ba bão táp không hoảng sợ, gặp kẻ uy quyền không sợ hãi khuất phục.
Bài tham khảo 4:
Truyện “ Thần Lửa A Nhi” là thần thoại lâu đời của Ấn Độ, kể về vị thần lửa, giải thích hiện tượng thiên tai do lửa và sự tích chim đầu rìu. Nổi bật trong câu chuyện chi tiết kì ảo đó là : Thần Lửa A Nhi (Agni) là một trong những vị thần lớn nhất và lâu đời nhất của Ấn Độ. Thần rất cao lớn, da thịt đỏ au, có bảy cánh tay màu sắc như cầu vồng, lưỡi dài và lanh lẹ lạ thường. Chính thần đã tung lên trời quả cầu lửa sưởi ấm chúng ta, nung chín cây, lúa, đỗ, ngày ngày soi sáng cho chúng ta làm ăn. Chính thần thắp các vì sao lên, nếu không đêm tối sẽ sâu thẳm và rùng rợn biết bao. Thần có phép phân thân nên thần ở khắp mọi nhà, vào bếp nấu thức ăn, đốt đèn rọi trang sách. Không có thần ở trong nhà, con người sẽ đói, rét, sợ sệt, sống không khác gì loài cầm thú. Việc sử dụng chi tiết kì ảo ấy nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ, tôn sùng.Câu chuyện cho ta hiểu được biểu tượng lửa trong tín ngưỡng Ấn Độ, lửa là luôn sáng mãi, lửa ít khi lụi tàn mà luôn bất tử nên Agni được coi là vị thần “trẻ mãi không già”, có vị trí đặc biệt quan trọng trong thế giới tâm linh tín ngưỡng của người Ấn Độ và Thần Agni có mặt trong cả đời sống sinh hoạt và đời sống tình cảm của người Ấn Độ.
Bình luận