Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận : Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “ nhân từ như một lời yên ủi” ( Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 147.) Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 10 bộ kết nối tri thức . Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận : Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “ nhân từ như một lời yên ủi” ( Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 147.) Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Đề 9 : Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận : Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm “ nhân từ như một lời yên ủi” ( Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr. 147.) Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm.

Bài tham khảo 1 :

Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm:đó là thứ tình cảm nồng ấm được biểu hiện ở tình yêu thương sâu lắng của Thanh dành cho quê hương, ở tình bà - cháu mộc mạc nhưng đầy gắn bó. Thanh đi làm xa nhưng trong tâm hồn chàng luôn dành một khoảng lớn để nhớ về quê nhà, về người bà tóc đã bạc, lưng đã còng, về những kỉ niệm tuổi ấu thơ dưới bóng hoàng lan. Bà của Thanh yêu cháu không chỉ bằng tình yêu của người bà mà bằng tình yêu của cha, của mẹ, bởi Thanh đã mồ côi từ khi còn nhỏ, trong căn nhà vắng, chỉ có hai bà cháu ngày ngày “quấn quýt với nhau”. Trong tác phẩm còn lấp lánh một thứ tình cảm đẹp đẽ vô ngần, đó là tình yêu lứa đôi - một mối tình đầu dịu dàng, e ấp mà vẫn thật nồng nàn như hương hoàng lan. Thanh và Nga là cặp thanh mai - trúc mã, thuở nhỏ thường hay chơi đùa cùng nhau và tình yêu của họ nảy nở trên cơ sở tình bạn thuở ấu thơ rất đẹp. Với tình người nồng ấm, ngọt ngào như hương hoàng lan, nhẹ nhàng lan tỏa suốt các trang văn, ta có thể nhận thấy được niềm tin và hi vọng của tác giả khi viết truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan.

Bài tham khảo 2 :

“Dưới bóng hoàng lan” hé lộ một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu đương bỏ ngỏ trong truyện. Viết “Dưới bóng hoàng lan”, Thạch Lam đã mở ra một khoảng không chữa lành những vết thương cuộc đời của con người - đại diện qua nhân vật Thanh. Thanh đi làm trên tỉnh, khi trở về nhà như được trở về về tuổi thơ, trở về những gì trong trẻo nhất mà hai năm qua chàng để quên nơi phố thị. Những vất vả, cực nhọc và bộn bề được xoa dịu bằng những tình cảm chân thành, thiêng liêng: tình thương giữa những người thân ruột thịt, và tình yêu. Thạch Lam đã nâng ý nghĩa của những kỷ niệm tuổi thơ, những sự vật bình dị, những tình cảm quen thuộc thành hành trang ngọt ngào cho những người phải đi xa. Khi nhân vật Thanh phải quay trở lại tỉnh, trong nỗi buồn đã lẫn cả niềm vui.

Bài tham khảo 3 :

Tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm: Sự bao dung với con người (cụ thể: người bà chỉ hỏi nhỏ nhẹ Nga vì sao lại hái hoa khi nó còn đang xanh; bà quan tâm chăm sóc cho Thanh). Yêu mến tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình. Yêu thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên sâu sắc, chậm rãi.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác